Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán như thế nào?
Kế toán cần đảm bảo yêu cầu và nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Kế toán 2015 quy định:
Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Điều 5 Luật Kế toán 2015 cũng quy định về các yêu cầu đối với kế toán như sau:
Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
3. Phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán.
4. Phản ánh trung thực, khách quan hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
5. Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế toán kỳ này phải kế tiếp số liệu kế toán của kỳ trước.
6. Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể so sánh, kiểm chứng được.
Các quy định này cũng giúp đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong việc quản lý tài chính của tổ chức, giúp người quản lý, người sử dụng lao động có được cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính của tổ chức, từ đó có thể đưa ra các quyết định liên quan đến vận hành doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả hơn.
Quy định về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán (Hình từ Internet)
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Kế toán 2015 như sau:
Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán
1. Chuẩn mực kế toán gồm những quy định và phương pháp kế toán cơ bản để lập báo cáo tài chính.
2. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm những quy định và hướng dẫn về nguyên tắc, nội dung áp dụng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp đối với người làm kế toán, kế toán viên hành nghề, doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
3. Bộ Tài chính quy định chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán trên cơ sở chuẩn mực quốc tế về kế toán phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy tuân theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán là vô cùng quan trọng đối với người đảm nhận vai trò là kế toán nhằm nâng cao chất lượng kế toán và đảm bảo mang lại sự minh bạch, hiệu quả trong quá trình làm việc.
Có sai phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán sẽ bị xử lý như thế nào?
Nhằm ngăn chặn các sai phạm liên quan đến chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, pháp luật đã quy định về hình thức xử phạt nếu có sai phạm về vấn đề này như sau:
Căn cứ theo Điều 69 Luật Kế toán 2015 quy định:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện quy định tại Điều 60 của Luật này trong 03 tháng liên tục;
b) Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
…
4. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
…
6. Kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng;
…
Có thể thấy khi có sai phạm về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây nên hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng thì tổ chức sẽ bị đình chỉ hoạt động và cá nhân sẽ bị đình chỉnh hành nghề kế toán viên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?