Chủ tàu biển phải bố trí cho thuyền viên hồi hương trong trường hợp nào?
Chủ tàu biển phải bố trí cho thuyền viên hồi hương trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 66 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Hồi hương thuyền viên
1. Chủ tàu có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên hồi hương và thanh toán chi phí trong trường hợp sau đây:
a) Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
b) Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
c) Tàu bị chìm đắm;
d) Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
đ) Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
e) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
2. Trường hợp thuyền viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái quy định của pháp luật hoặc bị xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải thì chủ tàu vẫn phải có trách nhiệm bố trí cho thuyền viên về đúng nơi quy định trong hợp đồng lao động của thuyền viên nhưng thuyền viên phải hoàn trả chi phí cho chủ tàu.
...
Đồng thời khoản 2 Điều 61 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:
Chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên
...
2. Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển thì chủ tàu có trách nhiệm chu cấp mọi chi phí sinh hoạt và đi đường cần thiết để thuyền viên hồi hương; trong trường hợp thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên rời tàu biển thì thuyền trưởng phải báo cáo chủ tàu.
...
Theo đó, chủ tàu biển phải bố trí cho thuyền viên hồi hương trong các trường hợp sau:
- Hợp đồng lao động của thuyền viên hết hạn;
- Thuyền viên bị ốm đau, tai nạn lao động hàng hải cần phải hồi hương;
- Tàu bị chìm đắm;
- Bán tàu hoặc thay đổi đăng ký tàu;
- Tàu hoạt động tại khu vực chiến tranh mà thuyền viên không đồng ý tiếp tục làm việc trên tàu;
- Trường hợp chủ tàu hoặc thuyền trưởng yêu cầu thuyền viên phải rời tàu biển;
- Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Chủ tàu biển phải bố trí cho thuyền viên hồi hương trong trường hợp nào?
Chủ tàu biển phải thanh toán những chi phí hồi hương nào của thuyền viên?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Thông tư 38/2017/TT-BTC quy định như sau:
Chi phí hồi hương thuyền viên do chủ tàu thanh toán
...
2. Chi phí hồi hương thuyền viên do chủ tàu thanh toán bao gồm:
a) Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng.
b) Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Chi phí ăn, ở của thuyền viên thanh toán theo hóa đơn thực tế, tuy nhiên không vượt quá định mức quy định tại Quyết định số 43/2012/QĐ-TTg ngày 12 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi tên gọi và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 234/2005/QĐ-TTg ngày 26 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đặc thù đối với công nhân, nhân viên, viên chức một số ngành, nghề trong công ty nhà nước.
c) Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương. Tiền lương và trợ cấp đi lại tính theo quy định hợp đồng.
d) Chi phí vận chuyển tối đa 30 ki-lô-gam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.
đ) Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.
Theo đó, chủ tàu biển phải thanh toán những chi phí hồi hương sau của thuyền viên:
- Chi phí đi đến địa điểm hồi hương được quy định trong hợp đồng.
- Chi phí ăn, ở của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương.
- Tiền lương và trợ cấp đi lại của thuyền viên tính từ thời điểm rời tàu biển cho đến thời điểm đến địa điểm hồi hương.
- Chi phí vận chuyển tối đa 30 ki-lô-gam (kg) hành lý cá nhân của thuyền viên đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.
- Chi phí chăm sóc y tế cần thiết cho tới khi thuyền viên đủ điều kiện sức khỏe để đi đến địa điểm hồi hương theo hóa đơn thực tế.
Chủ tàu biển có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cho thuyền viên hồi hương trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 38/2017/TT-BTC quy định như sau:
Các trường hợp cơ quan có thẩm quyền thu xếp thuyền viên hồi hương
1. Trường hợp chủ tàu không trực tiếp bố trí và thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên, chủ tàu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước sở tại thực hiện thay việc hồi hương thuyền viên.
2. Trường hợp quá thời hạn hồi hương đã ghi trong hợp đồng lao động mà chủ tàu không thực hiện hoặc không trả các chi phí cho thuyền viên hồi hương, thuyền viên đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước sở tại bố trí và thanh toán chi phí hồi hương.
Theo đó, trong trường hợp chủ tàu không trực tiếp bố trí và thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên, chủ tàu có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước sở tại thực hiện thay việc hồi hương thuyền viên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?