Chu kì kinh tế là gì? Công ty gặp khó khăn kinh tế có được giảm lương người lao động không?
Chu kì kinh tế là gì?
Chu kỳ kinh tế, hay còn gọi là chu kỳ kinh doanh, là sự biến động có tính chu kỳ của nền kinh tế. Chu kỳ này bao gồm bốn giai đoạn chính: suy thoái, khủng hoảng, phục hồi và hưng thịnh.
- Suy thoái: Giai đoạn này bắt đầu khi GDP thực tế giảm trong hai quý liên tiếp. Các hoạt động kinh tế chậm lại, tỷ lệ thất nghiệp tăng, và tiêu dùng giảm.
- Khủng hoảng: Đây là giai đoạn tồi tệ nhất của chu kỳ, với mức độ suy thoái kinh tế sâu sắc hơn, nhiều doanh nghiệp phá sản và thị trường tài chính gặp khó khăn.
- Phục hồi: Sau khủng hoảng, nền kinh tế bắt đầu phục hồi, sản xuất và tiêu dùng tăng trở lại, tỷ lệ thất nghiệp giảm.
- Hưng thịnh: Đây là giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ, GDP tăng trưởng cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp, và tiêu dùng tăng.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Chu kì kinh tế là gì? Công ty gặp khó khăn kinh tế có được giảm lương người lao động không?
Công ty gặp khó khăn kinh tế có được giảm lương người lao động không?
Căn cứ Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, cụ thể như sau:
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.
Theo đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu người sử dụng lao động muốn cắt giảm tiền lương của người lao động thì phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
Nếu người lao động đồng ý việc cắt giảm tiền lương để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bằng cách giảm tiền lương thì hai bên tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Trường hợp người lao động không đồng ý chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp bằng cách giảm tiền lương thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết chứ không được phép tự ý giảm tiền lương của người lao động.
Tự ý cắt giảm tiền lương của người lao động, doanh nghiệp bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm; không trả hoặc trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định của pháp luật; hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định; khấu trừ tiền lương của người lao động không đúng quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương theo quy định cho người lao động khi tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động hoặc trong thời gian đình công; không trả hoặc trả không đủ tiền lương của người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm; không tạm ứng hoặc tạm ứng không đủ tiền lương cho người lao động trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc theo quy định của pháp luật; không trả đủ tiền lương cho người lao động cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc trong trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo đó hành vi người sử dụng lao động tự ý cắt giảm tiền lương của người lao động sẽ bị xử phạt theo một trong các mức sau đây:
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên chỉ là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt đối với cá nhân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?