Chủ đề tuyên truyền Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội CCB Việt Nam 2024? Xác nhận Cựu chiến binh căn cứ vào đâu?
Chủ đề tuyên truyền Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội CCB Việt Nam 2024?
>> Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Hội ngắn gọn, ý nghĩa?
>> Mẫu Báo cáo tổng kết Chi hội Cựu chiến binh 2024
Trước đó, ngày 6 tháng 12 năm 1989 được chọn để kỷ niệm sự ra đời của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, nhằm tôn vinh những cựu chiến binh đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Và đến năm 2005 ngày truyền thống của Cựu chiến binh mới chính thức được Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 ghi nhận.
Cụ thể tại Điều 4 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 quy định như sau:
Ngày truyền thống của Cựu chiến binh
Ngày 6 tháng 12 là ngày truyền thống của Cựu chiến binh.
Năm 2024 là kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Cựu Chiến binh Việt Nam
Chủ đề tuyên truyền Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội Cựu Chiến Binh (CCB) Việt Nam năm 2024 tập trung vào việc tôn vinh và phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ", cũng như những đóng góp của các cựu chiến binh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ đề tuyên truyền có thể bao gồm nội dung chính sau:
- Lịch sử và sự phát triển của Hội CCB Việt Nam: Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Hội từ năm 1989 đến nay, nêu bật những thành tựu và đóng góp quan trọng của Hội trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng và an ninh.
- Phát huy truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ": Khuyến khích các cựu chiến binh tiếp tục giữ vững phẩm chất, đạo đức cách mạng, gương mẫu trong mọi hoạt động, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Gương sáng cựu chiến binh: Tuyên truyền về những tấm gương cựu chiến binh tiêu biểu, những người đã vượt qua khó khăn, thử thách để đạt được thành công trong cuộc sống và công việc, góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội.
- Hoạt động kỷ niệm: Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, hội thảo, tọa đàm để kỷ niệm và tôn vinh các cựu chiến binh, tạo cơ hội giao lưu, học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các thế hệ.
Thông tin về "Chủ đề tuyên truyền Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội CCB Việt Nam 2024" chỉ mang tính chất tham khảo.
Chủ đề tuyên truyền Kỷ niệm 35 năm thành lập Hội CCB Việt Nam 2024? Xác nhận Cựu chiến binh căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)
Xác nhận Cựu chiến binh căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Nghị định 150/2006/NĐ-CP quy định như sau:
Cựu chiến binh
Cựu chiến binh theo quy định tại Điều 2 Pháp lệnh Cựu chiến binh là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đã tham gia đơn vị vũ trang chiến đấu chống ngoại xâm giải phóng dân tộc, làm nhiệm vụ quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đã nghỉ hưu, chuyển ngành, phục viên, xuất ngũ, cụ thể như sau:
...
7. Việc xác nhận cựu chiến binh:
a) Việc xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận;
b) Trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
c) Việc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
8. Việc kết nạp hội viên Hội Cựu chiến binh Việt Nam thực hiện theo quy định của Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam và hướng dẫn của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
Theo đó, xác nhận Cựu chiến binh được căn cứ vào hồ sơ khi họ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, xuất ngũ, phục viên, nghỉ hưu tại địa phương, do cơ quan quân sự xã, phường, thị trấn nơi Cựu chiến binh đang cư trú chủ trì, phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xác nhận.
Tuy nhiên trong trường hợp hồ sơ bị thất lạc, việc xác nhận là Cựu chiến binh do cơ quan quân sự cấp xã nơi họ nhập ngũ phối hợp với Hội Cựu chiến binh cùng cấp xem xét xác minh lời khai của họ và lập danh sách để Ủy ban nhân dân nơi họ nhập ngũ xác nhận;
Mặt khác, ciệc xác nhận là Cựu chiến binh trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị căn cứ vào hồ sơ khi tiếp nhận Cựu chiến binh về cơ quan, tổ chức, đơn vị và do cơ quan, tổ chức, đơn vị đó xác nhận.
Nghĩa vụ của Cựu chiến binh như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam 2005 Cựu chiến binh có nghĩa vụ sau:
- Cựu chiến binh phải phát huy truyền thống cách mạng, trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; tham gia bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia, lợi ích của dân tộc.
- Cựu chiến binh phải gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, học tập, tuyên truyền, vận động nhân dân, gia đình chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, tham gia hoà giải, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Cựu chiến binh có trách nhiệm tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?