Cho thôi việc vì thay đổi cơ cấu nhưng không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động thì bị xử lý như thế nào?
- Thế nào là thay đổi cơ cấu tổ chức, công nghệ?
- Có cần trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động khi cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu không?
- Cho thôi việc vì thay đổi cơ cấu nhưng không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động thì bị xử lý như thế nào?
Thế nào là thay đổi cơ cấu tổ chức, công nghệ?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Bộ luật Lao động 2019, thay đổi cơ cấu, tổ chức, công nghệ được hiểu là:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
Những lý do này phải dẫn đến ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty. Từ đó công ty phải tiến hành sắp xếp lại cơ cấu, tổ chức để phục vụ cho mục tiêu tồn tại và phát triển.
Cho thôi việc vì thay đổi cơ cấu nhưng không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động thì bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Có cần trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động khi cho người lao động thôi việc trong trường hợp thay đổi cơ cấu không?
Căn cứ quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế
1. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu, công nghệ:
a) Thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động;
b) Thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;
c) Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm.
2. Những trường hợp sau đây được coi là vì lý do kinh tế:
a) Khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
b) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước khi cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế.
3. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
4. Trong trường hợp vì lý do kinh tế mà nhiều người lao động có nguy cơ mất việc làm, phải thôi việc thì người sử dụng lao động phải xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
5. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này.
6. Việc cho thôi việc đối với người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.
Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu mà dẫn đến cho thôi việc đối với người lao động thì việc cho thôi việc chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Cho thôi việc vì thay đổi cơ cấu nhưng không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động thì bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cho thôi việc đối với người lao động trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế theo một trong các trường hợp sau: không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên; không thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người lao động;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
....
c) Buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước khi có hành vi vi phạm về thời hạn báo trước quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định trên, trường hợp người sử dụng lao động cho thôi việc đối với người lao động khi thay đổi cơ cấu nhưng không trao đổi ý kiến trước với tổ chức đại diện người lao động thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động của những ngày không báo trước.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?