Chính thức tăng mức trợ cấp hằng tháng cho quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc so với mức trợ cấp hiện hành ra sao?
Chính thức tăng mức trợ cấp hằng tháng cho quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc so với mức trợ cấp hiện hành ra sao?
Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư 53/2024/TT-BQP (có hiệu lực từ 01/11/2024) quy định điều chỉnh trợ cấp hằng tháng đối với quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 53/2024/TT-BQP quy định như sau:
Cách tính và mức điều chỉnh
1. Điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư này, theo công thức sau:
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 7/2024
= Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2024 x 1,150
2. Mức trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư này sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
a) Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.628.000 đồng/tháng;
b) Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.746.000 đồng/tháng;
c) Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.868.000 đồng/tháng;
d) Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.988.000 đồng/tháng;
đ) Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 3.105.000 đồng/tháng.
Và căn cứ theo Điều 3 Thông tư 82/2023/TT-BQP quy định như sau:
Cách tính và mức điều chỉnh
1. Điều chỉnh tăng thêm 12,5% trên mức trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2023 đối với đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư này, theo công thức sau:
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng từ tháng 7/2023 = Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng tại thời điểm tháng 6/2023 x 1,125
2. Mức trợ cấp hằng tháng đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư này sau khi đã được điều chỉnh tăng thêm, cụ thể như sau:
a) Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 2.285.000 đồng/tháng;
b) Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 2.388.000 đồng/tháng;
c) Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 2.494.000 đồng/tháng;
d) Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 2.598.000 đồng/tháng;
đ) Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 2.700.000 đồng/tháng.
Theo đó, Thông tư 53 đã chính thức tăng mức trợ cấp hằng tháng so với hiện nay. Có thể so sánh qua bảng sau đây:
Thời gian | Mức trợ cấp theo Thông tư 82/2023/TT-BQP (triệu đồng/tháng) | Mức trợ cấp mới (triệu đồng/tháng) |
Từ đủ 15 năm - dưới 16 năm | 2,285 | 2,628 |
Từ đủ 16 năm - dưới 17 năm | 2,288 | 2,746 |
Từ đủ 17 năm - dưới 18 năm | 2,494 | 2,868 |
Từ đủ 18 năm - dưới 19 năm | 2,598 | 2,988 |
Từ đủ 19 năm - dưới 20 năm | 2,7 | 3,105 |
Chính thức tăng mức trợ cấp hằng tháng cho quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc so với mức trợ cấp hiện hành ra sao? (Hình từ Internet)
Phục viên là một hình thức thôi phục vụ tại ngũ của quân nhân chuyên nghiệp đúng không?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Hình thức thôi phục vụ tại ngũ
1. Nghỉ hưu.
2. Phục viên.
3. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
4. Chuyển ngành.
Theo đó, phục viên là một hình thức thôi phục vụ tại ngũ của quân nhân.
Điều kiện để quân nhân chuyên nghiệp phục viên là gì?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định như sau:
Điều kiện thôi phục vụ tại ngũ
1. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
b) Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
c) Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 17 của Luật này.
2. Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
3. Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
4. Quân nhân chuyên nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì được phục viên.
Theo đó, điều kiện để quân nhân chuyên nghiệp phục viên là không thuộc trường hợp sau:
(1) Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi hết hạn tuổi phục vụ tại ngũ cao nhất và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên;
- Nam quân nhân chuyên nghiệp có đủ 25 năm, nữ quân nhân chuyên nghiệp có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên do thay đổi tổ chức biên chế mà quân đội không còn nhu cầu bố trí sử dụng;
- Trường hợp chiến đấu viên thực hiện nhiệm vụ khi đủ 40 tuổi thì được ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và được bố trí đảm nhiệm chức danh khác phù hợp với yêu cầu của quân đội hoặc được chuyển ngành. Trường hợp quân đội không thể tiếp tục bố trí sử dụng và không thể chuyển ngành được nếu có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có đủ 15 năm là chiến đấu viên thì được nghỉ hưu.
(2) Quân nhân chuyên nghiệp được nghỉ theo chế độ bệnh binh khi sức khỏe bị suy giảm theo quy định của pháp luật.
(3) Quân nhân chuyên nghiệp đang phục vụ tại ngũ được chuyển ngành khi được cấp có thẩm quyền đồng ý và được cơ quan, tổ chức nơi đến tiếp nhận.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?