Chính thức tăng lương hưu trong chính sách mới cho người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước 1995 để giảm chênh lệch lương hưu giữa các đối tượng nào?
Chính thức tăng lương hưu trong chính sách mới cho người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước 1995 để giảm chênh lệch lương hưu giữa các đối tượng nào?
>> Tăng lương hưu theo chỉ đạo của Quốc hội
MỚI >> Đã có mức lương hưu tối đa 2025 của một số đối tượng hưởng mức tăng lương hưu lần 2
MỚI >> Bảng lương giáo viên các cấp năm 2025 cao nhất, thấp nhất?
Chính sách lương hưu mới tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có đề cập đến việc điều chỉnh lương hưu cho một số đối tượng. Cụ thể:
Căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Và căn cứ theo Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 98 của Luật này được tính như sau:
a) Đối với lao động nữ bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%;
b) Đối với lao động nam bằng 45% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, mức lương hưu hằng tháng bằng 40% mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này tương ứng 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 1%.
2. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
...
Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 sẽ chính thức tăng lương hưu cho người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm giảm chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Tuy nhiên, việc chính thức tăng lương hưu trong chính sách mới phải dựa trên các yếu tố sau: Mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào các yếu tố này, Chính phủ sẽ quy định thời điểm, đối tượng cụ thể và mức điều chỉnh lương hưu.
Trên đây là thông tin "Chính thức tăng lương hưu trong chính sách mới cho người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước 1995 để giảm chênh lệch lương hưu giữa các đối tượng nào?"
>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, lương hưu sắp tới: CHI TIẾT
MỚI >> Chính thức chốt năm 2025 05 bảng lương của các đối tượng thuộc khu vực công với mức lương chiếm 70%
>> Thống nhất bảng lương giáo viên theo mức lương cơ sở mới chính thức thay đổi
Chính thức tăng lương hưu trong chính sách mới cho người có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước 1995 để giảm chênh lệch lương hưu giữa các đối tượng nào? (Hình từ Internet)
Các bước nhận lương hưu chi tiết nhất hiện nay ra sao?
Người lao động hiện nay nhận lương hưu theo thủ tục tại Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và thời gian nhận lương hưu theo khoản 4 Điều 7 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019.
Sau đây là các bước hướng dẫn người lao động nhận lương hưu chi tiết nhất:
Đầu tiên, người lao động muốn hưởng lương hưu phải nộp hồ sơ đề nghị hưởng và được cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
* Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu khi bị suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
* Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, người bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội gồm cả người đang chấp hành hình phạt tù bao gồm:
- Đơn đề nghị hưởng lương hưu;
- Giấy ủy quyền làm thủ tục giải quyết chế độ hưu trí và nhận lương hưu đối với người đang chấp hành hình phạt tù;
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc trở về nước định cư hợp pháp đối với trường hợp xuất cảnh trái phép;
- Quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với trường hợp người mất tích trở về.
(Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng lương hưu cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Người tham gia BHXH bắt buộc: Người sử dụng lao động nộp hồ sơ trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu.
Người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ trong thời hạn 30 ngày tính đến thời điểm người lao động được hưởng lương hưu.
(khoản 1, khoản 2 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Bước 3: Cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do (khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Sau khi được cơ quan BHXH giải quyết hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu thì người lao động nhận lương hưu hằng tháng theo lịch chi trả của địa phương.
Lương hưu hiện nay bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
...
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 74 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, hiện nay, lương hưu được xác định như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Như vậy, lương hưu bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của mỗi người.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Đã có mức lương hưu tối đa 2025 của một số đối tượng hưởng mức tăng lương hưu lần 2 sau lần tăng 15%, cụ thể là bao nhiêu?
- Thông báo lịch nghỉ Tết và lưu ý khi nghỉ tết Âm lịch 2025 của các cơ quan, đơn vị thế nào?
- Chốt 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp cụ thể số tiền lương cơ bản được trình Trung ương xem xét vào thời gian nào?
- Chính thức 05 bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 theo Nghị quyết mới ra sao?