Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
- Bảng lương mới được tính lương thế nào khi cải cách tiền lương?
- Mức lương thay thế lương cơ sở chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cơ cấu tiền lương?
Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Ngày 30/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến thảo luận của thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện các Bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng là Trưởng Ban Chỉ đạo đưa ra kết luận.
Trong đó tại Mục 1 Thông báo 511/TB-VPCP năm 2024 có nội dung như sau:
Công tác quản lý, điều hành giá trong 10 tháng đầu năm 2024 tiếp tục chịu nhiều thách thức. Kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, áp lực lạm phát giảm dần về tiệm cận mục tiêu tại các nền kinh tế phát triển, tạo dư địa cho thực hiện một số chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Thị trường hàng hóa thế giới tiếp tục có nhiều biến động do ảnh hưởng bởi tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược gay gắt; xung đột leo thang tại một số quốc gia, khu vực. Giá một số mặt hàng kim loại như vàng, bạc tăng mạnh; giá xăng dầu thế giới tăng trong quý I sau đó biến động tăng, giảm đan xen theo xu hướng giảm trong hai quý tiếp theo.
Trong nước, mặt bằng giá thị trường biến động theo quy luật hàng năm, tăng cao vào tháng Tết đầu năm, giảm trong tháng 3 theo quy luật sau Tết. Sang các tháng quý II, giá các mặt hàng cơ bản ổn định, nguồn cung hàng hóa dồi dào, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của người dân, mặt bằng giá nhìn chung ít biến động. Sang tháng 7, CPI tăng 0,48% so tháng trước chủ yếu do tác động của tăng lương cơ sở nhưng không lớn như kỳ vọng. Sang tháng 8/2024, chỉ số giá tiêu dùng ổn định so với tháng trước. Tháng 9, CPI tăng 0,29% do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cơn bão số 3, số 4, hoàn lưu bão và một số địa phương thực hiện tăng học phí năm học 2024 - 2025. Bình quân 9 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,88% so với cùng kỳ năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 2,69%; cơ bản nằm trong giới hạn cho phép theo Nghị quyết của Quốc hội và kịch bản đề ra.
Để thực hiện ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội đề ra và thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và mặt hàng do Nhà nước quản lý, từ đầu năm đến nay, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo điều hành giá như: đảm bảo thông suốt và tăng cường cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân; theo dõi sát diễn biến, cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia để hỗ trợ, cứu trợ người dân bị thiệt hại do bão lũ; đẩy mạnh khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão; chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp lễ Tết, thời điểm thiên tai, bão lũ; chuẩn bị sớm phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, các dịch vụ công theo lộ trình thị trường; điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; tiếp tục thực hiện các chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp.
Theo đó mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến CPI tháng 7 (tăng 0,48% so với tháng trước) tuy nhiên mức tăng trên không lớn như kỳ vọng.
Mới: Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước
Xem cụ thể lộ trình thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu từ 2025: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511? (Hình từ Internet)
Bảng lương mới được tính lương thế nào khi cải cách tiền lương?
Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì ngoài yếu tố bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới thì các yếu tố xây dựng bảng lương mới bao gồm:
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Như vậy thay vì tính lương theo công thức: Mức lương = mức lương cơ sở x hệ số lương (theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV). Thì khi cải cách tiền lương: Mức lương = số tiền cụ thể trong bảng lương mới
Mức lương thay thế lương cơ sở chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong cơ cấu tiền lương?
Theo điểm a tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định:
QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CẢI CÁCH
...
3. Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
a) Thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
...
Theo đó khi cải cách tiền lương bỏ mức lương cơ sở thì lương cơ bản thay thế sẽ chiếm tỉ lệ 70% tổng quỹ lương.
Ngoài ra thì các khoản phụ cấp sẽ chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương và tiến hành bổ sung tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm (không bao gồm phụ cấp).
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?