Chính thức bổ sung thêm 02 ngành học từ 2025 để trở thành đấu giá viên, đó là ngành nào?
Chính thức bổ sung thêm 02 ngành học từ 2025 để trở thành đấu giá viên, đó là ngành nào?
* Trước 1/1/2025
Căn cứ theo Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định như sau:
Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Theo đó, trước ngày 1/1/2025 thì muốn trở thành đấu giá viên thì phải học các chuyên ngành sau: ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng.
* Từ 1/1/2025:
Căn cứ theo Điều 10 Luật Đấu giá tài sản 2016 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định như sau:
Tiêu chuẩn đấu giá viên
Đấu giá viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có bằng tốt nghiệp từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành luật, kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng;
3. Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 của Luật này;
4. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.
Có thể thấy, từ 1/1/2025 quy định đã mở rộng ra thêm, cụ thể là bổ sung thêm 2 ngành học để trở thành đấu giá viên, đó là ngành quản trị kinh doanh, kiểm toán.
Chính thức bổ sung thêm 02 ngành học từ 2025 để trở thành đấu giá viên, đó là ngành nào? (Hình từ Internet)
Đấu giá viên được ký cùng lúc 2 hợp đồng lao động với 02 doanh nghiệp đấu giá tài sản không?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Đấu giá tài sản 2016 có cụm từ này bị thay thế bởi điểm c khoản 45 Điều 1 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 quy định như sau:
Hình thức hành nghề của đấu giá viên
1. Đấu giá viên hành nghề theo các hình thức sau đây:
a) Hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản;
b) Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản;
c) Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.
2. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức.
3. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thông qua việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đấu giá tài sản. Mỗi đấu giá viên chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Việc hành nghề của đấu giá viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về lao động.
Theo đó, đấu giá viên không được ký cùng lúc 2 hợp đồng lao động với 02 doanh nghiệp đấu giá tài sản.
Trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BTP quy định như sau:
Trách nhiệm nghề nghiệp
1. Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
2. Đấu giá viên phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
3. Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá kết thúc, đấu giá viên bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
4. Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.
Theo đó, trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên như sau:
- Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
- Đấu giá viên phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
- Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá kết thúc, đấu giá viên bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.
Lưu ý: Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Luật Đấu giá tài sản sửa đổi 2024.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?