Chính thức 2025 lương hưu sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 tương ứng với tăng 15%, tăng thêm theo Nghị định 75 được áp dụng đối với đối tượng đã nghỉ hưu đúng không?
- Chính thức 2025 lương hưu sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 tương ứng với tăng 15%, tăng thêm theo Nghị định 75 được áp dụng đối với đối tượng đã nghỉ hưu đúng không?
- Từ 1/7/2025 mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu áp dụng cho người tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện?
- Đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì hưởng trợ cấp hằng tháng không?
Chính thức 2025 lương hưu sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 tương ứng với tăng 15%, tăng thêm theo Nghị định 75 được áp dụng đối với đối tượng đã nghỉ hưu đúng không?
MỚI: >>> Lương hưu 2025 chính thức áp dụng theo mức tăng đợt mới
>>> Chính thức bảng lương lực lượng vũ trang theo mức lương cơ sở bị bãi bỏ
>>> Tăng mức lương cơ sở hơn 2.34 triệu đồng cho cán bộ CCVC và LLVT
MỚI: >> Chi trả lương hưu dịp Tết tại nhà hoặc chuyển khoản hoặc chi trả tiền mặt tại điểm chi trả
>>> Chốt người lao động nhận 02 tháng lương hưu theo lịch chi trả
>>> Chính thức cải cách tiền lương: hệ thống bảng lương mới thay đổi hoàn toàn
Quốc hội đã chính thức quyết chưa tăng lương hưu trong năm 2025 cho người lao động (Cụ thể tại Điều 3 Nghị quyết 159/2024/QH15).
Do đó, những người đã nghỉ hưu được hưởng lương hưu sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 tương ứng với tăng 15%, tăng thêm theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP sẽ tiếp tục áp dụng mức lương hưu sau tăng trong năm 2025.
Cụ thể mức lương hưu 2025 của đối tượng đã nghỉ hưu được tăng lương hưu lần 1, lần 2 tương ứng với tăng 15%, tăng thêm như sau:
- Mức tăng lương hưu 15%: Mức tăng này áp dụng cho người đã nghỉ hưu trước và sau 1995 quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP.
Lương hưu 2025 = 1,15 x Lương hưu tháng 6/2024
- 02 mức tăng thêm: chỉ áp dụng cho một số người đã nghỉ hưu trước năm 1995 tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 75/2024/NĐ-CP nếu sau khi tăng lương hưu 15% mà đối tượng đó vẫn hưởng lương hưu dưới 3.500.000 đồng/tháng.
+ Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng:
Lương hưu 2025 = 1,15 x Lương hưu tháng 6/2024 + 300.000 đồng (nếu có)
+ Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng:
Lương hưu 2025 = 3.500.000 đồng/tháng
Tóm lại, các mức lương hưu sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 tương ứng với tăng 15%, tăng thêm theo Nghị định 75 như trên chỉ áp dụng cho những đối tượng đã nghỉ hưu.
>> Chi tiết Bảng tính tuổi nghỉ hưu theo năm sinh: TẠI ĐÂY
>> Cập nhật mới về chính sách điều chỉnh lương hưu: CHI TIẾT
Chính thức 2025 lương hưu sau đợt tăng lương hưu lần 1, lần 2 tương ứng với tăng 15%, tăng thêm theo Nghị định 75 được áp dụng đối với đối tượng đã nghỉ hưu đúng không? (Hình từ Internet)
Từ 1/7/2025 mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu áp dụng cho người tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện?
Căn cứ theo Điều 68 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Và căn cứ theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Lao động nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm, lao động nữ có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 30 năm thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn quy định tại khoản 1 Điều này bằng 0,5 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 98 của Luật này mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 104 của Luật này cho mỗi năm đóng cao hơn số năm quy định tại khoản 1 Điều này kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Theo đó, từ 1/7/2025 mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu áp dụng cho cả người tham gia BHXH bắt buộc hay tự nguyện.
Cụ thể, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 0,5 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, trường hợp người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu mà tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội thì mức trợ cấp bằng 02 lần của mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi năm đóng cao hơn 35 năm đối với nam, 30 năm đối với nữ kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.
Đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì hưởng trợ cấp hằng tháng không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
1. Công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định tại Điều 21 của Luật này, nếu không hưởng bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình theo quy định tại khoản 2 Điều này.
...
Theo đó, Công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật và đồng thời chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu không hưởng bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?