Chiến tranh nhân dân là gì? Trong tình trạng chiến tranh thì lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo lệnh của ai?
Chiến tranh nhân dân là gì?
Theo Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
2. Tiềm lực quốc phòng là khả năng về nhân lực, vật lực, tài chính, tinh thần ở trong nước và ngoài nước có thể huy động để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
3. Quân sự là hoạt động đặc biệt của xã hội về xây dựng lực lượng vũ trang, đấu tranh vũ trang, trong đó Quân đội nhân dân làm nòng cốt.
4. Chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
...
Theo đó chiến tranh nhân dân là cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt nhằm bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chiến tranh nhân dân là gì? Trong tình trạng chiến tranh thì lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo lệnh của ai? (Hình từ Internet)
Trong tình trạng chiến tranh thì lực lượng vũ trang nhân dân thực hiện theo lệnh của ai?
Theo Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định:
Nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân
1. Hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.
2. Trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân được quy định như sau:
a) Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
đ) Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
e) Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.
Theo đó khi sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình trạng chiến tranh thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Có được đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan trong thời chiến không?
Theo Điều 32 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Chế độ nghỉ của sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được nghỉ những ngày lễ theo quy định của Bộ luật lao động và nghỉ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Khi có lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ và trong thời chiến, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan; mọi sĩ quan đang nghỉ phải về ngay đơn vị.
Theo đó trong thời chiến Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được ra lệnh đình chỉ chế độ nghỉ của sĩ quan. Khi đó mọi sĩ quan đang nghỉ phải về ngay đơn vị.
Quân nhân chuyên nghiệp có các chế độ nghỉ nào?
Theo Điều 3 Thông tư 113/2016/TT-BQP quy định:
Các chế độ nghỉ của quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng
1. Nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật lao động và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
a) Nghỉ hằng tuần;
b) Nghỉ phép hằng năm;
c) Nghỉ phép đặc biệt;
d) Nghỉ ngày lễ, tết;
đ) Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng;
e) Nghỉ chuẩn bị hưu;
2. Nghỉ chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo đó quân nhân chuyên nghiệp có các chế độ nghỉ hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có) theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng gồm: nghỉ hằng tuần; nghỉ phép hằng năm; nghỉ phép đặc biệt; nghỉ ngày lễ, tết; nghỉ an dưỡng, điều dưỡng; nghỉ chuẩn bị hưu.
Ngoài ra quân nhân chuyên nghiệp còn được nghỉ chế độ ốm đau hay nghỉ chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thứ 5 cuối cùng của tháng 11 có sự kiện đặc biệt gì? Tháng 11 người lao động được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Không tăng lương năm 2025, tăng mức lương cơ sở trong năm 2026 cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang phụ thuộc vào kinh tế đất nước đúng không?
- Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?
- Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?