Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Chỉ thị mới về cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
- Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu khi cải cách tiền lương là gì?
- 02 bảng lương CBCCVC và 03 bảng lương của LLVT khi cải cách tiền lương bỏ mức lương cơ sở thì chuyển xếp lương thế nào?
Chỉ thị mới về cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không?
Theo Mục 4 Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2024 quy định triệt để tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên như sau:
- Điều hành dự toán chi ngân sách nhà nước chủ động, tiết kiệm triệt để chi thường xuyên, rà soát, cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cần thiết, chậm triển khai thực hiện, dành nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ.
- Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, ngân sách; quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định từ khâu phân bổ, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách. Chỉ bố trí kinh phí cho các nhiệm vụ thật sự cần thiết, quan trọng, cấp bách. Rà soát bãi bỏ các cơ chế, chính sách đã ban hành không phù hợp, gây lãng phí ngân sách; không ban hành các chính sách mới khi chưa cân đối bố trí được nguồn kinh phí thực hiện. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính về xử lý các nguồn kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia và nguồn vốn đầu tư có mục tiêu.
- Xử lý số dư, chuyển nguồn, quyết toán các nhiệm vụ chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015 và các văn bản hướng dẫn, không chuyển nguồn sang năm sau các khoản chi không đủ điều kiện; rà soát, xử lý triệt để các khoản tạm ứng chi ngân sách kéo dài nhiều năm đã hết thời gian thực hiện.
- Tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện chính sách cải cách tiền lương; đầu tư kết cấu hạ tầng theo quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đẩy mạnh khoán chi hành chính, quản lý chặt chẽ, triệt để tiết kiệm các khoản kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, tiếp khách, lễ hội, lễ kỷ niệm ...
Như vậy theo Chỉ thị 14 thì tỉnh Sơn La thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ, tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên để thực hiện chính sách cải cách tiền lương.
>> Chốt quy chế thưởng tết 2025 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
Xem chi tiết các mốc thời điểm về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo chính sách tiền lương mới: Tải về
Chỉ thị mới về chính sách cải cách tiền lương của cán bộ, công chức viên chức: Cần tiếp tục thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên có đúng không? (Hình từ Internet)
Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu khi cải cách tiền lương là gì?
Theo Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khi cải cách tiền lương gồm:
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về cải cách chính sách tiền lương;
- Khẩn trương xây dựng và hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm, coi đây là giải pháp căn bản mang tính tiền đề để thực hiện cải cách tiền lương;
- Xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới;
- Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương;
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII và các đề án đổi mới, cải cách trong các ngành, lĩnh vực có liên quan là công việc rất quan trọng để cải cách chính sách tiền lương một cách đồng bộ;
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước;
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
02 bảng lương CBCCVC và 03 bảng lương của LLVT khi cải cách tiền lương bỏ mức lương cơ sở thì chuyển xếp lương thế nào?
Theo điểm b khoản 3.1 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì 02 bảng lương mới áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và 03 bảng lương mới áp dụng cho lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương được xây dựng, ban hành theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng gồm:
- 01 bảng lương mới là bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;
- 01 bảng lương mới là bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
- 03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm:
+ 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm);
+ 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an;
+ 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.
Ngoài ra theo c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định thì một trong các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Vậy 02 bảng lương mới của cán bộ, công chức viên chức và 03 bảng lương của lực lượng vũ trang bỏ mức lương cơ sở xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể, trong đó chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?