Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thế nào?
Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thế nào?
Theo Điều 21 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định chi phí điều tra, điều tra lại tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
- Cơ quan có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động, cơ quan cử người tham gia đoàn điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chi trả các khoản công tác phí cho người tham gia đoàn điều tra theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, điều tra lại tai nạn lao động chịu trách nhiệm chi trả các chi phí bao gồm:
+ Dựng lại hiện trường; chụp, in, phóng ảnh hiện trường và nạn nhân;
+ Trưng cầu giám định kỹ thuật, giám định pháp y (khi cần thiết); khám nghiệm tử thi;
+ In ấn các tài liệu liên quan đến vụ tai nạn lao động;
+ Phương tiện đi lại tại nơi xảy ra tai nạn lao động phục vụ quá trình điều tra tai nạn lao động;
+ Tổ chức cuộc họp công bố biên bản điều tra tai nạn lao động và các chi phí hợp lý liên quan đến điều tra tai nạn lao động của người lao động.
- Các khoản chi phí quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 21 Nghị định 143/2024/NĐ-CP được hạch toán trong chi hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị; được thanh, quyết toán theo quy định của Bộ Tài chính.
- Chi phí điều tra lại các vụ tai nạn lao động theo yêu cầu của cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
Chi phí điều tra tai nạn lao động đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có quyền và trách nhiệm gì?
Theo Điều 32 và Điều 33 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định thì quyền và trách nhiệm của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như sau:
Quyền của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
- Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Nghị định này.
- Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
- Nhận chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
+ Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
+ Thông qua tài khoản thanh toán của người lao động mở tại ngân hàng.
- Ủy quyền cho người khác nhận trợ cấp bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Được cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
- Được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định tại Nghị định này.
- Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
- Đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện theo quy định của Nghị định này.
- Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
- Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện là gì?
Theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định này nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Theo đó điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện gồm chế độ giám định mức suy giảm khả năng lao động và chế độ trợ cấp tai nạn lao động như sau:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
- Không thuộc các trường hợp sau người lao động bị tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
+ Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
+ Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
+ Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/01/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?