Chi phí đào tạo đối với NLĐ được doanh nghiệp gửi đi đào tạo nghề tại nước ngoài gồm những khoản nào?
Chi phí đào tạo đối với NLĐ được doanh nghiệp gửi đi đào tạo nghề tại nước ngoài gồm những khoản nào?
Tại khoản 3 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:
Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
...
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Theo đó, chi phí đào tạo bao gồm chi phí cho việc đào tạo và những khoản mà doanh nghiệp hỗ trợ cho người lao động trong thời gian đi học.
Cụ thể, chi phí đào tạo bao gồm những khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, trường, lớp, máy, thiết bị, tài liệu học tập, vật liệu thực hành và những khoản chi phí khác hỗ trợ cho người học cùng với khoản tiền lương, tiền đóng BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian người này đi học.
Trong trường hợp người lao động mà được doanh nghiệp gửi đi đào tạo nghề tại nước ngoài thì tổng chi phí đào tạo còn gồm cả chi phí đi lại và chi phí sinh hoạt trong thời gian đi đào tạo.
Chi phí đào tạo đối với NLĐ được doanh nghiệp gửi đi đào tạo nghề tại nước ngoài gồm những khoản nào?
Khi nào người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp?
Tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo cho doanh nghiệp khi người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động đáp ứng các điều kiện theo luật định tuy nhiên thuộc trường hợp hoàn trả chi phí đào tạo theo thỏa thuận tại hợp đồng đào tạo nghề, thì người lao động vẫn phải thực hiện trách nhiệm hoàn trả chi phí này cho người sử dụng lao động.
Không quy định về chi phí đào tạo trong nội dung hợp đồng đào tạo nghề có bị phạt không?
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề
1. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: ... hợp đồng đào tạo nghề không có các nội dung chủ yếu theo quy định tại khoản 2 Điều 62 của Bộ luật Lao động; thu học phí của người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình; không ký hợp đồng đào tạo với người học nghề, tập nghề để làm việc cho mình đối với trường hợp người sử dụng lao động không phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 61 của Bộ luật Lao động; ... theo quy định của Bộ luật Lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
...
Theo đó chi phí đào tạo là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng đào tạo nghề (quy định tại khoản 2 Điều 62 Bộ luật Lao động 2019), việc không quy định chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề thì bị xử phạt hành chính với mức tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng tùy theo vi phạm với số lượng người lao động khác nhau.
Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?