Chỉ được yêu cầu thử việc với hợp đồng lao động nào?
Chỉ được yêu cầu thử việc với hợp đồng lao động nào?
Tại Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về thử việc như sau:
Thử việc
1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.
2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Theo quy định trên, người lao động sẽ không phải thử việc đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng, mà thay vào đó sẽ được ký hợp đồng luôn. Đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động chỉ được yêu cầu thử việc với hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên.
Chỉ được yêu cầu thử việc với hợp đồng lao động nào? (Hình từ Internet)
Lao động thử việc có được tham gia vào công đoàn cơ sở không?
Tại Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở của người lao động như sau:
Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền công đoàn như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
...
Theo quy định trên, người lao động không bắt buộc phải tham gia công đoàn mà có thể lựa chọn tham gia hoặc không tham gia. Do đó, lao động thử việc có tham gia công đoàn hay không được tham gia công đoàn là tuỳ vào lựa chọn của họ.
Đồng thời quy định trên cũng không giới hạn về đối tượng người lao động là thử việc hay chính thức mới được tham gia công đoàn,
Vậy nên trong trường hợp bạn là lao động thử việc thì bạn có quyền lựa chọn tham gia công đoàn hoặc không tham gia mà không bị bắt buộc.
Người lao động có được tiếp tục thử việc lại khi bị đánh giá không đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc hay không?
Tại Điều 27 Bộ Luật Lao động 2019 có quy định về kết thúc thời gian thử việc như sau:
Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời gian thử việc, cụ thể thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện được quy định tại điều này.
Căn cứ theo quy định của vừa nêu trên thì công ty bạn không thể thử việc lần 2 cùng một công việc với người lao động đó.
Theo đó, người lao động được đánh giá không đạt yêu cầu thì khi kết thúc thời gian thử việc, người lao động không được tiếp tục thử việc đối với cùng một công việc.
Nếu công ty bạn vẫn yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần với cùng một công việc thì được xem là phạm pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?