Bảng lương mới của Quản lý dự án đường sắt hạng 2 khi cải cách tiền lương thiết kế dựa trên yếu tố nào?
Quản lý dự án đường sắt hạng 2 có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT quy định:
Quản lý dự án đường sắt hạng II - Mã số: V.12.11.02
1. Nhiệm vụ
a) Chủ trì thực hiện các công việc về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt theo quy định trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
b) Chủ trì biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường sắt; tham gia tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý dự án đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
c) Tham gia nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt;
d) Tham gia xây dựng quy hoạch mạng lưới đường sắt, đề xuất các phương án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt phù hợp với tình hình đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của ngành;
đ) Tham gia xây dựng, thẩm định đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở trở lên trong quản lý dự án đầu tư xây dựng;
e) Tham gia chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và nước ngoài;
g) Tổ chức biên soạn, hệ thống hóa các tiêu chuẩn, các nghiệp vụ quy định về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt.
...
Theo đó Quản lý dự án đường sắt hạng 2 có nhiệm vụ như sau:
- Quản lý dự án đường sắt hạng 2 chủ trì thực hiện các công việc về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt theo quy định trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
- Chủ trì việc biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường sắt; tham gia tổ chức tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý dự án đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
- Trực tiếp tham gia nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các quy định của pháp luật về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt;
- Tham gia các hoạt động xây dựng quy hoạch mạng lưới đường sắt, đề xuất các phương án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt phù hợp với tình hình đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của ngành;
- Tiến hành tham gia xây dựng, thẩm định đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở trở lên trong quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Tham gia vào việc chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và nước ngoài;
- Ngoài ra Quản lý dự án đường sắt hạng 2 còn có nhiệm vụ tổ chức biên soạn, hệ thống hóa các tiêu chuẩn, các nghiệp vụ quy định về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt.
Bảng lương mới của Quản lý dự án đường sắt hạng 2 khi cải cách tiền lương thiết kế dựa trên yếu tố nào? (Hình từ Internet)
Quản lý dự án đường sắt hạng 2 cần đảm bảo các tiêu chuẩn gì về đào tạo bồi dưỡng?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT quy định:
Quản lý dự án đường sắt hạng II - Mã số: V.12.11.02
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt.
...
Theo đó Quản lý dự án đường sắt hạng 2 cần đảm bảo các tiêu chuẩn về đào tạo bồi dưỡng như sau:
- Phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành, chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm;
- Ngoài ra Quản lý dự án đường sắt hạng 2 còn cần có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt.
Bảng lương mới của Quản lý dự án đường sắt hạng 2 khi cải cách tiền lương thiết kế dựa trên yếu tố nào?
Khi thực hiện cải cách tiền lương, bảng lương mới của công chức viên chức sẽ được thiết kế dựa trên việc xác định của 05 yếu tố theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?