Chế độ ốm đau, thai sản của vận động viên, huấn luyện viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được quy định như thế nào?
- Các đối tượng huấn luyện viên, vận động viên thể thao nào phải tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN?
- Chế độ ốm đau, thai sản của huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được quy định như thế nào?
- Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu ra sao?
Các đối tượng huấn luyện viên, vận động viên thể thao nào phải tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN?
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2018/NĐ-CP và quy định của khoản 1 Điều 2 Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH, thì các đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN, gồm:
- Huấn luyện viên, vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Huấn luyện viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước;
- Vận động viên đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Lưu ý:
- Riêng đối tượng huấn luyện viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển, đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc vận động viên đội tuyển, đội tuyển trẻ quốc gia; đội tuyển ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước trước khi được triệu tập tập huấn, thi đấu mà không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN thì cơ quan sử dụng huấn luyên viên có trách nhiệm giao kết HĐLĐ để tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN.
- Vận động viên đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được cơ quan sử dụng vận động viên mua bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo mức lương cơ sở trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; nếu trước khi được triệu tập chưa tham gia bảo hiểm y tế thì được cơ quan sử dụng vận động viên mua bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Hướng dẫn thực hiện tiền lương, tiền hỗ trợ tập huấn, thi đấu, BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN của huấn luyện viên, vận động viên (Hình từ Internet)
Chế độ ốm đau, thai sản của huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được quy định như thế nào?
Theo hướng dẫn tại Điều 5 Nghị định 152/2018/NĐ-CP, dẫn chiếu quy định của khoản 1 Điều 5 Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH, huấn luyện viên, vận động viên ốm đau, thai sản trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu thì được hưởng các chế độ:
Chế độ ốm đau, thai sản cho các đối tượng huấn luyện viên, vận động viên thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN được hưởng chế độ như sau:
- Hưởng chế độ ốm đau, thai sản và quyền lợi BHYT theo quy định của pháp luật;
- Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả chi phí khám, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
- Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên hỗ trợ bằng mức chênh lệch (nếu có) khi mức trợ cấp cho ngày nghỉ khám, chữa bệnh do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả thấp hơn mức tiền trả theo ngày quy định tại Nghị định 152/2018/NĐ-CP.
Chế độ ốm đau, thai sản cho các đối tượng huấn luyện viên, vận động viên thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHTNLĐ-BNN nhưng chưa tham gia hoặc không thuộc đối tượng tham gia thì được hưởng như sau:
- Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả chi phí khám, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
- Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên hỗ trợ bằng 50% mức tiền trả theo ngày quy định tại Nghị định 152/2018/NĐ-CP cho những ngày nghỉ khám, chữa bệnh.
Trường hợp vận động viên đội tuyển trẻ, đội tuyển năng khiếu ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương không hưởng lương từ ngân sách nhà nước thì được hưởng chế độ sau:
- Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật;
- Được cơ quan sử dụng vận động viên chi trả chi phí khám, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
- Được hưởng nguyên mức tiền hỗ trợ quy định tại Nghị định 152/2018/NĐ-CP cho những ngày nghỉ khám, chữa bệnh.
Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của huấn luyện viên, vận động viên trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu ra sao?
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 152/2018/NĐ-CP, dẫn chiếu quy định của điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 18/2019/TT-BLĐTBXH, Chế độ đối với huấn luyện viên, vận động viên khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu được quy định như sau:
- Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên kịp thời sơ cứu, cấp cứu và tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu, điều trị;
- Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định, gồm: thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không có trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế; trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa; thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với huấn luyện viên, vận động viên không tham gia bảo hiểm y tế;
- Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên trả đủ tiền lương, tiền hỗ trợ theo quy định Nghị định 152/2018/NĐ-CP khi phải nghỉ tập huấn, thi đấu trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
- Được cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên bồi thường hoặc trợ cấp và giới thiệu giám định y khoa theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động; được cơ quan sử dụng vận động viên hỗ trợ 01 lần bằng tiền bằng với mức hỗ trợ cho học sinh, sinh viên bị tai nạn lao động theo quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP.
- Được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động như đối với lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Lưu ý:
- Không được hưởng chế độ từ cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên hoặc cơ quan quản lý huấn luyện viên, vận động viên nếu bị tai nạn lao động thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
- Huấn luyện viên, vận động viên không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc bị chết trong thời gian tập trung tập huấn, thi đấu hoặc bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động khi tập huấn, thi đấu thì người lo mai táng được hưởng trợ cấp một lần bằng mười lần mức lương cơ sở và thân nhân của huấn luyện viên, vận động viên được hưởng hỗ trợ một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng mà huấn luyện viên, vận động viên bị chết do cơ quan sử dụng huấn luyện viên, vận động viên chi trả.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam thành lập vào ngày tháng năm nào? Tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo Chủ tịch Hội cựu chiến binh Việt Nam cấp xã là bao nhiêu?
- 6 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 6 12 năm 2024 vẫn được hưởng nguyên lương đúng không?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?