Chế độ chính sách đối với Hội thẩm nhân dân như thế nào?
Chế độ chính sách đối với Hội thẩm nhân dân như thế nào?
Theo Điều 130 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định thì chế độ chính sách đối với Hội thẩm nhân dân như sau:
- Hội thẩm nhân dân được tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tham gia hội nghị tổng kết công tác xét xử của Tòa án.
Tòa án nhân dân tối cao xây dựng chương trình, kế hoạch và tài liệu tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Hội thẩm nhân dân thống nhất trên phạm vi toàn quốc; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên và theo chuyên đề cho Hội thẩm nhân dân theo quy định và nhu cầu thực tế.
- Hội thẩm nhân dân là cán bộ, công chức, viên chức, quân nhân tại ngũ, công nhân quốc phòng thì thời gian làm nhiệm vụ Hội thẩm được tính vào thời gian làm việc ở cơ quan, đơn vị. Khi tham gia các hoạt động tại Tòa án, Hội thẩm được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật.
- Hội thẩm nhân dân được tôn vinh, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng và quy định của Tòa án nhân dân tối cao.
- Chế độ phụ cấp đối với Hội thẩm nhân dân khi tham gia xét xử do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Hội thẩm nhân dân được cấp trang phục để làm nhiệm vụ xét xử. Mẫu trang phục của Hội thẩm do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Việc cấp phát, sử dụng trang phục của Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
Chế độ chính sách đối với Hội thẩm nhân dân như thế nào? (Hình từ Internet)
Hội thẩm nhân dân có nhiệm kỳ bao lâu?
Theo Điều 128 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Nhiệm kỳ của Hội thẩm
1. Nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Khi Hội đồng nhân dân hết nhiệm kỳ, Hội thẩm nhân dân tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Hội đồng nhân dân khóa mới bầu ra Hội thẩm nhân dân mới.
2. Nhiệm kỳ của Hội thẩm quân nhân là 05 năm kể từ ngày được cử.
Theo đó nhiệm kỳ của Hội thẩm nhân dân tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân đã bầu ra Hội thẩm nhân dân.
Hội thẩm quân nhân có nhiệm kỳ là 05 năm kể từ ngày được cử.
Hội thẩm có thể được miễn nhiệm trong trường hợp nào?
Theo Điều 129 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm
1. Hội thẩm có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, theo nguyện vọng cá nhân hoặc lý do chính đáng khác.
2. Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm.
Theo đó Hội thẩm nhân dân có thể được miễn nhiệm trong các trường hợp do lý do sức khỏe hoặc nguyện vọng cá nhân hoặc lý do chính đáng khác.
Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có đúng không?
Theo đó Điều 11 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 quy định:
Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
1. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm và người có chức danh tư pháp khác của Tòa án không phải giải trình, không được thông tin về quan điểm xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình thụ lý, giải quyết vụ án, vụ việc đó.
3. Không điều tra đối với Thẩm phán, Hội thẩm về việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đang trong quá trình tố tụng, trừ trường hợp có căn cứ xác định Thẩm phán, Hội thẩm vi phạm pháp luật hình sự trong xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc đó.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Thẩm phán, Hội thẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Theo đó Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Pháp luật nghiệm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử, giải quyết vụ án, vụ việc của Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào.
Lưu ý: Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực 01/01/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?