Chất lượng là gì cho ví dụ về chất lượng? Chất lượng sản phẩm là gì? Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm làm công việc gì?

Chất lượng là gì cho ví dụ về chất lượng? Theo quy định pháp luật thì chất lượng sản phẩm là gì? Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện những công việc thế nào?

Chất lượng là gì cho ví dụ về chất lượng? Chất lượng sản phẩm là gì?

Chất lượng là thuật ngữ chỉ mức độ tốt của một sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình, và được sử dụng để so sánh mức độ xuất sắc giữa các đối tượng tương tự. Trong kinh doanh và sản xuất, chất lượng thường được đo lường dựa trên khả năng đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn và mong đợi của khách hàng hoặc người sử dụng.

- Đặc điểm của chất lượng:

+ Mức độ đáp ứng yêu cầu: Chất lượng được xác định bởi mức độ mà sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng các yêu cầu và tiêu chuẩn đã đặt ra.

+ Không có khuyết tật: Một sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao thường không có khuyết tật hoặc lỗi, đảm bảo sự hài lòng của khách hàng.

+ Tính nhất quán: Chất lượng cũng liên quan đến tính nhất quán trong việc cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, đảm bảo rằng mọi sản phẩm hoặc dịch vụ đều đạt tiêu chuẩn chất lượng như nhau.

- Ví dụ về chất lượng:

+ Sản phẩm công nghệ: Một chiếc điện thoại thông minh có chất lượng cao thường có hiệu suất tốt, không bị lỗi phần mềm, và có độ bền cao.

+ Dịch vụ khách hàng: Một dịch vụ khách hàng chất lượng cao thường đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng, giải quyết vấn đề hiệu quả và mang lại trải nghiệm hài lòng.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Theo khoản 5 Điều 3 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007 quy định thì hất lượng sản phẩm, hàng hóa là mức độ của các đặc tính của sản phẩm, hàng hóa đáp ứng yêu cầu trong tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

Chất lượng là gì cho ví dụ về chất lượng? Chất lượng sản phẩm là gì? Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm làm công việc gì?

Chất lượng là gì cho ví dụ về chất lượng? Chất lượng sản phẩm là gì? (Hình từ Internet)

Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện những công việc gì?

Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa tham gia nghiên cứu, tham mưu, tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án trong lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Mục 31 Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN, Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa phải thực hiện những công việc như sau:

Nhiệm vụ, mảng công việc

Công việc cụ thể

Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, chương trình, đề án, dự án.

- Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; thực hiện các đề án nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Tham gia xây dựng kế hoạch và đề xuất phương án kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa để tổ chức thực hiện.

Hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra và đề xuất các biện pháp kiểm tra như: xác minh, thu thập tài liệu, các chứng cứ có liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa; xử lý các vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện nghiệp vụ chuyên môn kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa (phương pháp thu thập thông tin, kiểm tra hồ sơ quản lý, lưu giữ tài liệu, số liệu), bảo đảm quản lý chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc theo yêu cầu nghiệp vụ của ngành.

- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, chuyên môn kiểm tra cho ngạch công chức cùng chuyên ngành cấp dưới.

Kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện các văn bản.

Tham gia tổ chức kiểm tra, phân tích đánh giá, báo cáo tổng kết việc thực hiện các văn bản liên quan đến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Tham gia thẩm định các văn bản.

Tham gia thẩm định, góp ý các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án,... về quản lý các hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

Chủ trì hoặc tham gia tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo nhiệm vụ được phân công.

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu hoạch định và thực thi chính sách liên quan đến ngành, lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công.

Thực hiện nhiệm vụ chung, hội họp

Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài đơn vị theo phân công.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.


Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên phân công.


Quyền người giữ chức vụ Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa là gì?

Căn cứ bản mô tả vị trí việc làm của Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Mục 31 Phụ lục II Ban hành kèm theo Thông tư 16/2023/TT-BKHCN, Kiểm soát viên chất lượng sản phẩm, hàng hóa có các quyền như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

4.2

Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

4.3

Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

4.5

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.

Thuật ngữ pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mã hóa dữ liệu là gì? Ví dụ về mã hóa dữ liệu trong nghiên cứu khoa học ra sao?
Lao động tiền lương
Khoa học là gì? Nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia được thuê nhà ở công vụ đúng không?
Lao động tiền lương
Đô thị là gì, vai trò của đô thị đối với kinh tế xã hội thế nào? Người lao động khu vực đô thị được thuê nhà ở xã hội đúng không?
Lao động tiền lương
Địa chất là gì, ngành địa chất là gì, ngành địa chất học ra trường làm gì?
Lao động tiền lương
Mã hoá dữ liệu là gì, ví dụ về mã hóa dữ liệu trên máy tính? Không phúc khảo khi thi nâng ngạch công chức trên máy tính đúng không?
Lao động tiền lương
Dữ liệu mở là gì, tại sao chúng ta cần dữ liệu mở? Cập nhật dữ liệu về sổ bảo hiểm xã hội ra sao?
Lao động tiền lương
Tội phạm mạng là gì? Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được tổ chức bồi dưỡng kiến thức về an ninh mạng không?
Lao động tiền lương
Dữ liệu số là gì, ví dụ về dữ liệu số, đặc điểm của dữ liệu số thế nào? Thông tin, dữ liệu về cầu lao động gồm những thông tin nào?
Lao động tiền lương
An sinh xã hội là gì? Ví dụ về an sinh xã hội? Chính sách an sinh xã hội có bao gồm bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Bảo vật quốc gia là gì, các bảo vật quốc gia Việt Nam tiêu biểu? Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Di sản viên hạng 1 thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Thuật ngữ pháp lý
390 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuật ngữ pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuật ngữ pháp lý

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào