Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán tối đa bao nhiêu năm?

Số năm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có thể quyết định biệt phái Thẩm phán?

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán tối đa bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 27 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
...
9. Quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái Thẩm phán quy định tại khoản 2 Điều 78, khoản 2 Điều 79 và khoản 2 Điều 80 của Luật này, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
...

Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền quyết định biệt phái Thẩm phán, trừ Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Căn cứ theo Điều 80 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về biệt phái Thẩm phán như sau:

Biệt phái Thẩm phán
1. Việc biệt phái Thẩm phán được thực hiện để bảo đảm cho các Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ xét xử.
2. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
3. Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định biệt phái Thẩm phán từ Tòa án quân sự này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án quân sự khác.
5. Thời hạn biệt phái Thẩm phán quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này không quá 03 năm.

Theo đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán tối đa 03 năm trong trường hợp biệt phái Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ có thời hạn tại Tòa án nhân dân khác không cùng phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ hoặc không cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán tối đa bao nhiêu năm?

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán tối đa bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)

Để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải làm Thẩm phán cao cấp bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về biệt phái Thẩm phán như sau:

Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, để được bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải làm Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên.

Tuy nhiên, trong trường hợp người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nếu:

- Am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật;

- Giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.

Phải gửi hồ sơ bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đến cơ quan nào?

Căn cứ theo Điều 72 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao như sau:

Thủ tục phê chuẩn, bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hồ sơ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.
3. Ủy ban Tư pháp của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quốc hội xem xét và ra Nghị quyết phê chuẩn đề nghị việc bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội, Chủ tịch nước ra quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Như vậy, phải gửi hồ sơ bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đến Ủy ban thường vụ Quốc hội để xem xét, đưa ra tại phiên họp gần nhất của Quốc hội.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Lao động tiền lương
Chánh án tòa án nhân dân tối cao là cán bộ hay công chức?
Lao động tiền lương
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm tất cả các chức vụ trong Tòa án nhân dân tối cao đúng không?
Lao động tiền lương
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định biệt phái Thẩm phán tối đa bao nhiêu năm?
Lao động tiền lương
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được bầu theo đề nghị của ai?
Lao động tiền lương
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai bầu ra?
Lao động tiền lương
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được nhận mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức lương của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao từ ngày 01/7/2023 sẽ là bao nhiêu?
Đi đến trang Tìm kiếm - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
296 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào