Chấn chỉnh cán bộ, công chức viên chức trong việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông theo Chỉ thị 35 có đúng không?
Chấn chỉnh cán bộ, công chức viên chức trong việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông theo Chỉ thị 35 có đúng không?
Theo Chỉ thị 35/CT-TTg năm 2024 quy định thì trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, đại bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân đã có sự chuyển biến tích cực về ý thức chấp hành pháp luật, văn hóa, ứng xử khi tham gia giao thông, góp phần làm cho hoạt động giao thông văn minh và an toàn hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức) thiếu gương mẫu, vi phạm pháp luật khi tham gia giao thông, thậm chí có hành vi không chuẩn mực, không chấp hành việc kiểm tra, xử lý của lực lượng chức năng, nhất là trong việc kiểm tra vi phạm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn (vi phạm nồng độ cồn); cá biệt có một số trường hợp điều khiển phương tiện giao thông vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn giao thông làm chết người, bỏ trốn khỏi hiện trường, chống đối, không hợp tác việc kiểm tra, giải quyết của cơ quan chức năng, gây bức xúc trong Nhân dân.
Riêng trong năm 2023 và Quý I năm 2024, lực lượng Công an đã kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và xác minh gửi thông báo về cơ quan, đơn vị quản lý đối với trên 7.600 đảng viên, cán bộ, công chức viên chức vi phạm nồng độ cồn.
Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu là do một bộ phận cán bộ, công chức viên chức thiếu tu dưỡng, rèn luyện bản thân, chưa nhận thức đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm trong công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông; Thủ trưởng, lãnh đạo một số cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang chưa quan tâm trong quán triệt, tổ chức thực hiện các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; buông lỏng kỷ luật, kỷ cương, thiếu trách nhiệm trong quản lý cán bộ, bao che, không xử lý kỷ luật nghiêm túc, đúng quy định khi cán bộ, công chức viên chức có hành vi vi phạm để chấn chỉnh, nhắc nhở chung trong cơ quan, đơn vị.
Một số vụ tai nạn giao thông do cán bộ, công chức viên chức, cán bộ lực lượng vũ trang vi phạm nồng độ cồn gây ra, việc này làm ảnh hưởng tới uy tín, hình ảnh cán bộ, công chức viên chức, gây bất bình trong Nhân dân.
Với tình hình trên đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức, góp phần xây dựng chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức viên chức.
Chấn chỉnh cán bộ, công chức viên chức trong việc chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông theo Chỉ thị 35 có đúng không? (Hình từ Internet)
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức được quy định ra sao?
Theo Điều 80 Luật Cán bộ, công chức 2008 (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019) quy định thì thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật của cán bộ công chức như sau:
- Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trừ trường hợp không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật, thời hiệu xử lý kỷ luật được quy định như sau:
+ 02 năm đối với hành vi vi phạm ít nghiêm trọng đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách;
+ 05 năm đối với hành vi vi phạm không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
- Đối với các hành vi vi phạm sau đây thì không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật:
+ Cán bộ, công chức là đảng viên có hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ;
+ Có hành vi vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ;
+ Có hành vi xâm hại đến lợi ích quốc gia trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
+ Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp.
- Thời hạn xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức là khoảng thời gian từ khi phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật của cán bộ, công chức đến khi có quyết định xử lý kỷ luật của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thời hạn xử lý kỷ luật không quá 90 ngày; trường hợp vụ việc có tình tiết phức tạp cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để xác minh làm rõ thêm thì thời hạn xử lý kỷ luật có thể kéo dài nhưng không quá 150 ngày.
- Trường hợp cá nhân đã bị khởi tố, truy tố hoặc đã có quyết định đưa ra xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự nhưng sau đó có quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm kỷ luật thì bị xem xét xử lý kỷ luật. Thời gian điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục tố tụng hình sự không được tính vào thời hạn xử lý kỷ luật. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, người ra quyết định phải gửi quyết định và tài liệu có liên quan cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật.
Mẫu đơn khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức là mẫu nào?
Hiện tại, mẫu đơn khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc là mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP. cụ thể như sau:
Tải mẫu đơn khiếu nại quyết định kỷ luật buộc thôi việc: Tải về.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chốt 02 bảng lương mới của toàn bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương sau năm 2026 không áp dụng cho đối tượng nào?
- Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương như hiện nay?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?