Cầu Chương Dương xây dựng năm nào? Kiến trúc sư có được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu liên quan đến việc thiết kế kiến trúc được giao không?

Năm nào xây dựng cầu Chương Dương? Kiến trúc sư có được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu liên quan đến việc thiết kế kiến trúc được giao không?

Cầu Chương Dương xây dựng năm nào?

Cầu Chương Dương được xây cách cầu Long Biên gần 2km về phía hạ lưu sông Hồng, nối từ địa phận phường Phúc Tân thuộc quận Hoàn Kiếm tới phường Bồ Đề thuộc quận Long Biên, Hà Nội.

Cầu Chương Dương là loại cầu lớn, vĩnh cửu, có kết cấu bảo đảm an toàn với các xe trọng tải lớn qua cầu với tốc độ cao. Cầu có kết cấu dầm thép, mặt cầu bằng bê tông cốt thép. Toàn bộ cầu chiều dài 1.213m, rộng 19,5m, có 4 làn xe. Hai làn giữa dùng cho xe tải nặng 30 tấn hoặc bánh xích 80 tấn, hai làn bên dùng cho xe tải nặng 6 tấn.

Ngày 10-10-1983, cầu Chương Dương chính thức được khởi công xây dựng và khánh thành năm 1985, công trình do các đơn vị chủ công của Bộ Giao thông vận tải xây dựng cho Hà Nội, thành quả quan trọng này thể hiện ý chí tự lực, tự cường và đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của đội ngũ xây dựng cầu Việt Nam.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Cầu Chương Dương xây dựng năm nào?

Cầu Chương Dương xây dựng năm nào?

Kiến trúc sư có được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu liên quan đến việc thiết kế kiến trúc được giao không?

Căn cứ tại Điều 32 Luật Kiến trúc 2019 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc
1. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có quyền sau đây:
a) Thực hiện dịch vụ kiến trúc;
b) Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
c) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nhiệm vụ thiết kế kiến trúc được giao;
d) Yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng thực hiện đúng thiết kế kiến trúc được duyệt;
đ) Từ chối thực hiện yêu cầu trái pháp luật của chủ đầu tư;
e) Từ chối nghiệm thu công trình, hạng mục công trình không đúng thiết kế kiến trúc được duyệt, không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;
g) Yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng hợp đồng.
2. Kiến trúc sư có chứng chỉ hành nghề kiến trúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ Quy tắc ứng xử nghề nghiệp của kiến trúc sư hành nghề;
b) Phát triển nghề nghiệp liên tục;
c) Giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng công trình;
d) Thực hiện đúng cam kết với chủ đầu tư theo hợp đồng.

Theo đó, kiến trúc sư có quyền yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu liên quan đến việc thiết kế kiến trúc được giao.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng là gì?

Căn cứ tại Điều 12 Luật Xây dựng 2014 có cụm từ này bị thay thế bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xây dựng là:

- Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định.

- Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định.

- Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.

- Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái với quy định.

- Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

- Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.

- Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.

- Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.

- Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.

- Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.

- Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.

- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.

- Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.

Cầu Chương Dương
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Cầu Chương Dương xây dựng năm nào? Kiến trúc sư có được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu liên quan đến việc thiết kế kiến trúc được giao không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Cầu Chương Dương
1,120 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cầu Chương Dương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cầu Chương Dương

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản về Giấy phép xây dựng năm 2024 Quản lý chi phí đầu tư xây dựng: Các văn bản quan trọng cần biết
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào