Cảnh sát giao thông mặc thường phục có xử phạt vi phạm được không?
Cảnh sát giao thông mặc thường phục có xử phạt vi phạm được không?
Căn cứ khoản 4 Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang:
Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
...
4. Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang
a) Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này ban hành. Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng; trang phục; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.
Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông; Giám đốc Công an cấp tỉnh; Trưởng Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông; Trưởng Công an cấp huyện theo quy định tại khoản 3 Điều này quyết định việc mặc trang phục Cảnh sát, mặc thường phục khi tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang;
b) Bộ phận cán bộ hóa trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong Tổ Cảnh sát giao thông phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.
Bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định. Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.
Theo quy định trên, cảnh sát giao thông mặc thường phục không được trực tiếp dừng xe để xử phạt vi phạm giao thông.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì cảnh sát giao thông có thể thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.
Ngoài ra, thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.
Cảnh sát giao thông mặc thường phục có xử phạt vi phạm được không?
CSGT được bắn tốc độ ở những đoạn đường nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA có quy định như sau:
Tuần tra, kiểm soát công khai
...
2. Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông
a) Cảnh sát giao thông tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định;
b) Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ;
c) Khi tuần tra, kiểm soát, Cảnh sát giao thông sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.
...
Theo đó, khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, CSGT được sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát và kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm và tiến hành xử phạt theo quy định.
Phương tiện đo tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh (hay còn gọi là máy bắn tốc độ) là một trong các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị cho CSGT để sử dụng nhằm phát hiện vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.
Máy bắn tốc độ này có thể được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại trạm CSGT, trên phương tiện tuần tra, kiểm soát hoặc do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành, sử dụng để phát hiện, ghi thu các hành vi vi phạm.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP, máy bắn tốc độ chỉ được phép sử dụng khi có quyết định, kế hoạch được phê duyệt của người có thẩm quyền.
Như vậy, có thể thấy, cảnh sát giao thông có thể bắn tốc độ ở bất kỳ đoạn đường nào theo sự phân công được ghi trong quyết định, kế hoạch được phê duyệt của người có thẩm quyền.
Cảnh sát giao thông có nhiệm vụ gì trong tuần tra, kiểm soát?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì nhiệm vụ của Cảnh sát giao thông trong tuần tra, kiểm soát được quy định như sau:
- Tuân thủ các quy định của pháp luật và mệnh lệnh, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm đã được cấp có thẩm quyền ban hành.
- Tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong phạm vi tuyến đường, địa bàn được phân công.
- Phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định; phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ phát hiện, ngăn chặn hành vi vi phạm quy định bảo vệ công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.
- Điều tra, giải quyết tai nạn giao thông theo quy định của pháp luật và của Bộ Công an.
- Trực tiếp, phối hợp với các đơn vị trong và ngoài lực lượng Công an nhân dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên các tuyến giao thông đường bộ. Tham gia phòng, chống khủng bố, chống biểu tình gây rối; phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, hỏa hoạn; cứu nạn, cứu hộ trên các tuyến giao thông đường bộ theo quy định.
- Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm thực hiện các nhiệm vụ:
+ Phát hiện những sở hở, thiếu sót, bất cập trong quản lý nhà nước về an ninh, trật tự và giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với cơ quan chức năng có biện pháp khắc phục kịp thời;
+ Hướng dẫn, tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác của lực lượng Công an nhân dân theo quy định của pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?