Cảnh sát 141 là gì? Cảnh sát 141 có nhiệm vụ quyền gì?
Cảnh sát 141 là gì?
Để đấu tranh phòng chống tội phạm về trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như cụ thể hóa các quy định tại Nghị định 27/2010/NĐ-CP, Công an thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch 141/KH-CAHN-PV11 ngày 29/7/2011 nhằm tập trung kiểm tra, xử lý các đối tượng điều khiển mô tô, xe gắn máy lạch lách, đánh võng, chở người sai quy định…mang vũ khí tham gia giao thông và được thống nhất thực hiện từ ngày 3/8/2011.
Các tổ công tác 141 được thành lập nhằm thực hiện các nội dung được nêu tại Kế hoạch 141/KH-CAHN-PV11. Đây là lực lượng đặc trưng riêng của thành phố Hà Nội.
Cảnh sát 141 là gì? Cảnh sát 141 có nhiệm vụ quyền gì?
Trường hợp nào cần huy động lực lượng 141?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết, những trường hợp được huy động lực lượng cảnh sát 141 được quy định cụ thể như sau:
Thời gian diễn ra các ngày lễ kỷ niệm, các sự kiện chính trị - xã hội, các hoạt động văn hóa và thể thao lớn của Nhà nước được tổ chức ở địa bàn thành phố Hà Nội.
Các đợt cao điểm giao thông để đảm bảo an toàn trật tự giao thông, thực hiện theo các chỉ đạo của Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính, Bộ Công an, Giám đốc công an Thành phố Hà Nội.
Khi tình hình giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội có diễn biến phức tạp, xuất hiện các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông nghiêm trọng, xảy ra tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
Các trường hợp khác vì mất trật tự, an toàn giao thông mà có thể ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Đồng thời việc huy động lực lượng 141 cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 6 Nghị định 27/2010/NĐ-CP như sau:
Trình tự, thủ tục huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Căn cứ các trường hợp cần thiết phải huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định tại Điều 4 Nghị định này thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này quyết định việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó phải nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của Cảnh sát giao thông, Cảnh sát khác và Công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông. Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.
2. Khi nhận được Quyết định hoặc Kế hoạch huy động của cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 5 Nghị định này, Thủ trưởng đơn vị được huy động phải bố trí lực lượng, tổ chức triển khai việc huy động.
Cảnh sát 141 có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết
Do lực lượng 141 là tập hợp cảnh sát liên ngành, nên nhiệm vụ quyền hạn của lực lượng sẽ xét theo nhiệm vụ quyền hạn của từng thành phần.
Nhiệm vụ, quyền hạn của cảnh sát giao thông đường bộ
- Chỉ đạo, điều hành việc tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông;
- Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
Nhiệm vụ của cảnh sát khác
- Thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;
- Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong Kế hoạch đã được phê duyệt.
Đồng thời Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về cơ chế phối hợp giữa các lực lượng công an giao thông và lực lượng công an khác như sau:
- Thực hiện đúng theo kế hoạch đã được đưa ra của các cơ quan có thẩm quyền
- Lực lượng cảnh sát hình sự và cảnh sát cơ động phải chịu sự kiểm tra và giám sát của Cảnh sát giao thông đường bộ
- Nếu phát hiện vi phạm, Cảnh sát giao thông đường bộ thực hiện xử lý hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
- Nếu lực lượng cảnh sát khác không đi cùng Cảnh sát giao thông đường bộ cũng cần thực hiện đúng theo kế hoạch đã được đề ra, và thường xuyên thông báo, báo cáo về việc tuần tra, kiểm soát của mình
- Trường hợp vượt quá thẩm quyền quyết định, cần lập biên bản xử phạt hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền để giải quyết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?