Cản trở thành viên tổ chức đại diện tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì bị xử phạt ra sao?
- Thành viên tổ chức đại diện có được tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không?
- Mức phạt hành vi cản trở thành viên tổ chức đại diện tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi cản trở thành viên tổ chức đại diện tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không?
Thành viên tổ chức đại diện có được tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không?
Căn cứ Điều 176 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Quyền của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền sau đây:
a) Tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc thực hiện quyền này phải bảo đảm không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động;
b) Tiếp cận người sử dụng lao động để thực hiện các nhiệm vụ đại diện của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
c) Được sử dụng thời gian làm việc theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này để thực hiện công việc của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;
d) Được hưởng các bảo đảm khác trong quan hệ lao động và trong việc thực hiện chức năng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định thời gian tối thiểu mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và người sử dụng lao động thỏa thuận về thời gian tăng thêm so với thời gian tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều này và cách thức sử dụng thời gian làm việc của thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế.
Theo quy định trên, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Cản trở thành viên tổ chức đại diện tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thì bị xử phạt ra sao? (Hình từ Internet)
Mức phạt hành vi cản trở thành viên tổ chức đại diện tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm thực hiện quyền của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí thời gian cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Lao động mà vẫn được người sử dụng lao động trả lương;
b) Không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào tổ chức, doanh nghiệp để tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người lao động thành lập, gia nhập hoặc hoạt động công đoàn;
c) Cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp nhằm thành lập, gia nhập và tham gia các hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
d) Không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà không ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người sử dụng lao động.
...
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo quy định, khi người sử dụng lao động có hành vi không cho thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (mức phạt cá nhân) và từ 6 - 10 triệu đồng (mức phạt tổ chức).
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt hành vi cản trở thành viên tổ chức đại diện tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không?
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III, Chương IV Nghị định này.
...
Đối với hành vi cản trở thành viên tổ chức đại diện tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND cấp huyện và mức xử phạt đối với hành vi này nhỏ hơn mức phạt tiền mà Chủ tịch UBND cấp huyện được phép.
Theo đó, trong trường hợp này Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền xử phạt đối với người sử dụng lao động có hành vi cản trở thành viên tổ chức đại diện tiếp cận người lao động tại nơi làm việc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
- Đã có lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 cho người lao động chi tiết: Có chi trả chậm trễ không?
- Chính thức lịch chi trả lương hưu tháng 12 2024 chi tiết? Có sự điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 như thế nào?
- Chốt lùi lịch chi trả lương hưu tháng 12 năm 2024 sang 02 ngày đối với hình thức chi trả bằng tiền mặt cho người nghỉ hưu tại TPHCM, cụ thể ra sao?