Cần làm Thư ký Tòa án bao nhiêu năm để được làm Thẩm tra viên?
Cần làm Thư ký Tòa án bao nhiêu năm để được làm Thẩm tra viên?
Căn cứ theo Điều 93 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Thẩm tra viên
1. Thẩm tra viên là công chức chuyên môn của Tòa án đã làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên, được đào tạo nghiệp vụ Thẩm tra viên và bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên.
Thẩm tra viên có các ngạch:
a) Thẩm tra viên;
b) Thẩm tra viên chính;
c) Thẩm tra viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thẩm tra viên do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
2. Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại khoản 1 Điều này.
Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương, Tòa án quân sự khu vực có các ngạch Thẩm tra viên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
...
Theo đó, cần làm Thư ký Tòa án từ 05 năm trở lên để được bổ nhiệm làm Thẩm tra viên.
Cần làm Thư ký Tòa án bao nhiêu năm để được làm Thẩm tra viên? (Hình từ Internet)
Thẩm tra viên gồm có những ngạch nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của các ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm:
a) Các ngạch Thẩm tra viên: Thẩm tra viên cao cấp; Thẩm tra viên chính; Thẩm tra viên;
b) Các ngạch Thư ký Tòa án: Thư ký viên cao cấp; Thư ký viên chính; Thư ký viên.
2. Quy định này quy định về điều kiện và thủ tục, hồ sơ thi nâng ngạch Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, gồm:
a) Thi nâng ngạch Thẩm tra viên: từ Thẩm tra viên lên Thẩm tra viên chính; từ Thẩm tra viên chính lên Thẩm tra viên cao cấp;
b) Thi nâng ngạch Thư ký Tòa án: từ cán sự, nhân viên lên Thư ký viên; từ Thư ký viên lên Thư ký viên chính; từ Thư ký viên chính lên Thư ký viên cao cấp.
3. Quy định này không điều chỉnh đối với việc chuyển ngạch từ chuyên viên và tương đương sang các ngạch Thư ký Tòa án; từ các ngạch Thư ký Tòa án sang các ngạch Thẩm tra viên. Việc chuyển ngạch được căn cứ vào nhu cầu công tác, tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ của ngạch, điều kiện chuyển ngạch, vị trí việc làm và phù hợp với cơ cấu ngạch công chức theo quy định.
Theo đó, Thẩm tra viên gồm có các ngạch:
- Thẩm tra viên cao cấp;
- Thẩm tra viên chính;
- Thẩm tra viên.
Để được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thì cần trình độ ra sao?
Căn cứ theo Điều 10 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1718/QĐ-TANDTC năm 2017 quy định như sau:
Tiêu chuẩn ngạch Thẩm tra viên
1. Chức trách:
Là chức danh tư pháp có yêu cầu chuyên môn cơ bản về nghiệp vụ Thẩm tra viên, được bố trí tại Tòa án nhân dân các cấp.
2. Nhiệm vụ:
a) Trực tiếp thẩm tra hồ sơ các vụ việc mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; kết luận việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra với Chánh án Tòa án; thẩm tra viên về thi hành án giúp Chánh án Tòa án thực hiện các nhiệm vụ về công tác thi hành án thuộc thẩm quyền của Tòa án và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án;
b) Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp Chánh án Tòa án trong lĩnh vực quản lý, xây dựng Tòa án nhân dân;
c) Xây dựng báo cáo, thống kê, số liệu; quản lý hồ sơ, lưu trữ tài liệu về công tác chuyên môn nghiệp vụ theo quy định.
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Nắm vững các quy định của pháp luật về nghiệp vụ Thẩm tra viên, quy trình tố tụng; tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân;
b) Có kỹ năng soạn thảo văn bản tố tụng và các văn bản khác theo đúng thể thức, quy trình, thủ tục và thẩm quyền;
c) Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm để triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả.
d) Có năng lực thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ được giao.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng:
a) Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
b) Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
c) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Theo đó, để được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm tra viên thì cần có trình độ như sau:
- Có bằng tốt nghiệp Cử nhân luật trở lên;
- Có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam;
- Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?