Cán bộ kiêm nhiệm công tác sĩ quan dự bị do ai phân công?
Cán bộ kiêm nhiệm công tác sĩ quan dự bị do ai phân công?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cán bộ đảm nhiệm công tác sĩ quan dự bị
1. Các cơ quan, tổ chức có Ban Chỉ huy quân sự, do Ban Chỉ huy quân sự đảm nhiệm công tác sĩ quan dự bị; nơi không có Ban Chỉ huy quân sự do người đứng đầu phân công cán bộ kiêm nhiệm công tác sĩ quan dự bị.
2. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trở lên có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác sĩ quan dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có cán bộ kiêm nhiệm công tác sĩ quan dự bị.
Theo đó, cán bộ kiêm nhiệm công tác sĩ quan dự bị do người đứng đầu cơ quan phân công.
Lưu ý:
- Đối với Các cơ quan, tổ chức có Ban Chỉ huy quân sự, do Ban Chỉ huy quân sự đảm nhiệm công tác sĩ quan dự bị.
- Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trở lên có cán bộ chuyên trách đảm nhiệm công tác sĩ quan dự bị, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện có cán bộ kiêm nhiệm công tác sĩ quan dự bị.
Cán bộ kiêm nhiệm công tác sĩ quan dự bị do ai phân công? (Hình từ Internet)
Độ tuổi bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị lần đầu là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện sắp xếp, bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị
1. Sĩ quan dự bị có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trách nhiệm và thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng dự bị động viên; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ của người công dân, chức trách, nhiệm vụ của chức danh, vị trí việc làm, tham gia các hoạt động của địa phương và cơ quan, tổ chức nơi lao động, học tập, làm việc; có tín nhiệm với quần chúng; có trình độ năng lực, kiến thức quân sự, nghiệp vụ theo yêu cầu của từng chức vụ; sĩ quan dự bị bổ nhiệm các chức vụ từ chính trị viên đại đội, đại đội trưởng và tương đương trở lên phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; sức khỏe từ loại 01 đến loại 03.
2. Độ tuổi bổ nhiệm chức vụ lần đầu: Trung đội trưởng không quá 35, cán bộ đại đội không quá 40, cán bộ tiểu đoàn không quá 45, cán bộ trung đoàn không quá 50; những nơi thiếu nguồn có thể bổ nhiệm ở độ tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với độ tuổi nêu trên.
3. Ưu tiên sắp xếp, bổ nhiệm cho các đơn vị có nhiệm vụ động viên trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao, đơn vị bộ đội chủ lực trước, đơn vị bộ đội địa phương sau; không sắp xếp dàn trải theo đầu mối đơn vị được xây dựng và được điều chỉnh kịp thời trong trường hợp có sự biến động, thay đổi trong đội ngũ sĩ quan dự bị.
4. Sĩ quan dự bị được bổ nhiệm giữ chức vụ cao hơn chức danh ban đầu đào tạo sĩ quan dự bị hoặc chức vụ đã được đảm nhiệm ở đơn vị khi thôi phục vụ tại ngũ, phải được huấn luyện bổ sung theo chức danh mới được bổ nhiệm; trường hợp phải sắp xếp, bổ nhiệm để kiện toàn tổ chức thì sau khi sắp xếp, bổ nhiệm phải được huấn luyện bổ sung.
Theo đó, độ tuổi bổ nhiệm chức vụ sĩ quan dự bị lần đầu là:
- Trung đội trưởng không quá 35.
- Cán bộ đại đội không quá 40.
- Cán bộ tiểu đoàn không quá 45.
- Cán bộ trung đoàn không quá 50.
Những nơi thiếu nguồn có thể bổ nhiệm ở độ tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với độ tuổi nêu trên.
Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị quân đội gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 17 Nghị định 78/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Huấn luyện sĩ quan dự bị
1. Nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị, gồm: Huấn luyện chỉ huy quản lý, công tác chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ; bổ túc cán bộ đại đội, tiểu đoàn; huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự (sau đây gọi chung là huấn luyện).
2. Chỉ tiêu huấn luyện sĩ quan dự bị hằng năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Bộ Quốc phòng chỉ đạo và hướng dẫn các đơn vị thuộc quyền phối hợp với các bộ, các địa phương về thời gian, địa điểm, giao nhận sĩ quan dự bị đi huấn luyện; các bộ, các địa phương được giao chỉ tiêu huấn luyện có trách nhiệm huy động đúng đối tượng, đủ số lượng, đúng thời gian, địa điểm, bàn giao cho các đơn vị dự bị động viên; tiếp nhận sĩ quan dự bị sau khi kết thúc khóa huấn luyện.
3. Sĩ quan dự bị có mặt đúng thời gian, địa điểm ghi trong lệnh gọi, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và đơn vị trong thời gian huấn luyện.
4. Khi kết thúc khóa huấn luyện, đơn vị tổ chức huấn luyện nhận xét, đánh giá từng sĩ quan dự bị, thông báo bằng văn bản cho Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện và cơ quan, tổ chức nơi sĩ quan dự bị lao động, học tập, làm việc.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định thời gian huấn luyện cho từng đối tượng, nhưng không quá 01 tháng trong 01 năm.
Theo đó, nội dung huấn luyện sĩ quan dự bị quân đội gồm:
- Huấn luyện chỉ huy quản lý, công tác chính trị, chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ;
- Bổ túc cán bộ đại đội, tiểu đoàn;
- Huấn luyện chuyển loại chuyên nghiệp quân sự .
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?