Cán bộ công chức không được mắng chửi dân phải không?
Cán bộ công chức không được mắng chửi dân phải không?
Căn cứ theo Điều 17 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định như sau:
Văn hóa giao tiếp với nhân dân
1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.
2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
Theo đó, cán bộ công chức phải gần gũi với người dân, phải có tác phong, thái độ lịch sự và nghiêm túc. Đặc biệt phải sử dụng ngôn ngữ đúng chuẩn mực, rõ ràng và mạch lạc ở cả trong thời gian làm việc lẫn đời sống hằng ngày.
Cán bộ công chức không được mắng chửi dân, không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn và phiền hà cho người dân khi thi hành công vụ.
Cán bộ công chức không được mắng chửi dân phải không?
Cán bộ công chức có hành vi nói tục chửi bậy với người dân thì bị xử lý kỷ luật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức quy định như sau:
Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với cán bộ, công chức
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Vi phạm quy định về đạo đức, văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức; quy định của pháp luật về thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức; kỷ luật lao động; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong thi hành công vụ; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện;
3. Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị;
4. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
5. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
6. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
7. Vi phạm quy định về quy chế tập trung dân chủ, quy định về tuyên truyền, phát ngôn, quy định về bảo vệ chính trị nội bộ;
8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình thực thi công vụ;
9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức.
Theo đó, cán bộ công chức có hành vi nói tục, chửi bậy, nói chuyện bất lịch sự với người dân mà gây hậu quả ít nghiêm trọng thì bị xử lý kỷ luật ở mức phạt nhẹ nhất là khiển trách.
Trường hợp tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng thì cán bộ, công chức có thể bị xử lý kỷ luật với các hình thức nặng hơn như cảnh cáo, hạ bậc lương, buộc thôi việc...
Sắp tới đây cán bộ, công chức, viên chức tiếp dân tại nhà riêng là vi phạm chuẩn mực giao tiếp?
Căn cứ vào Điều 9 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ có đề xuất về chuẩn mực giao tiếp, ứng xử như sau:
Giao tiếp với cá nhân, tổ chức
1. Tác phong, thái độ nghiêm túc, lịch sự, đúng mực; ngôn ngữ giao tiếp chuẩn mực rõ ràng, mạch lạc; không hạch sách, nhũng nhiễu, gây căng thẳng, bức xúc cho cá nhân, tổ chức.
2. Tôn trọng, lắng nghe, tận tình giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về quy trình, thủ tục; kịp thời giải quyết và thông báo kết quả giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức theo quy định pháp luật.
3. Chỉ được tiếp cá nhân, tổ chức tại cơ quan, đơn vị, không được hẹn gặp, tiếp công dân và tổ chức ngoài giờ làm việc, ngoài cơ quan hoặc tại nhà riêng.
4. Trong giao tiếp với cá nhân, tổ chức nước ngoài, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, cán bộ, công chức, viên chức:
a) Thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị về giao tiếp, làm việc với cá nhân, tổ chức nước ngoài;
b) Tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa của người nước ngoài.
Bên cạnh đó, Điều 16 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ cũng quy định về việc sử dụng thời gian làm việc của cán bộ công chức, viên chức như sau:
Sử dụng thời gian làm việc
1. Tuân thủ quy định và phát huy hiệu quả thời gian làm việc; không giải quyết việc riêng trong giờ làm việc; không quảng cáo thương mại, bán hàng, tiếp thị bán hàng dưới mọi hình thức tại nơi làm việc.
2. Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn ngay trước, trong và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập.
Như vậy, nếu Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ được thông qua thì việc cán bộ công chức, viên chức tiếp dân tại nhà riêng là hành vi vi phạm chuẩn mực giao tiếp và sẽ bị xử lý theo Điều 17 Bộ quy tắc ứng xử ban hành kèm Dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ như sau:
Xử lý các hành vi vi phạm về đạo đức công vụ
Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định Đạo đức công vụ, tùy theo tính chất, mức độ, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem chi tiết dự thảo Nghị định ban hành Bộ Quy tắc Đạo đức công vụ: Tại đây.
- Toàn bộ bảng lương của giáo viên các cấp chính thức được thay đổi bằng số tiền cụ thể trong hệ thống bảng lương mới sau 2026, tại sao lại như vậy?
- Ngày 19 11 năm 2024 là ngày gì? Nghỉ làm vào ngày 19 11 2024 người lao động được hưởng lương không?
- Dự kiến thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước?
- Chế độ nâng bậc lương đối với bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước và LLVT sẽ ra sao khi cải cách tiền lương?
- Đề xuất của Bộ Chính trị về cải cách tiền lương sẽ được thực hiện vào thời gian nào?