Cán bộ công chức khác nhau chỗ nào? Cán bộ công chức phải kê khai những tài sản, thu nhập nào?

Cán bộ công chức phải kê khai những tài sản, thu nhập nào? Cán bộ công chức khác nhau chỗ nào?

Cán bộ công chức khác nhau chỗ nào?

Cán bộ và công chức là hai đối tượng khác nhau, tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt 02 khái niệm này. Cùng điểm qua một số đặc điểm để phân biệt 2 đối tượng này:

(1) Khác nhau về chế độ tuyển dụng

- Cán bộ: Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

- Công chức: Được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

(2) Khác nhau về chế độ làm việc

- Cán bộ: Trong biên chế. Làm việc theo nhiệm kỳ đã được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

- Công chức: Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Làm việc công vụ mang tính thường xuyên (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

(3) Khác nhau về chế độ tập sự

- Cán bộ: không cần tập sự

- Công chức:

+ 12 tháng với công chức loại C.

+ 06 tháng với công chức loại D.

(Điều 20 Nghị định 138/2020/NĐ-CP)

(4) Khác nhau về tiền lương

- Cán bộ: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008)

- Công chức: Hưởng lương từ ngân sách Nhà nước (khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019)

(5) Khác nhau về hình thức kỷ luật

- Cán bộ:

Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ gồm:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Cách chức.

+ Bãi nhiệm.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP)

- Công chức: Với công chức được chia làm 2 trường hợp như sau:

Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật gồm:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Hạ bậc lương.

+ Buộc thôi việc.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có các hình thức kỷ luật gồm:

+ Khiển trách.

+ Cảnh cáo.

+ Giáng chức.

+ Cách chức.

+ Buộc thôi việc.

(Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP).

Cán bộ công chức

Cán bộ công chức khác nhau chỗ nào? Cán bộ công chức phải kê khai những tài sản, thu nhập nào?

Cán bộ công chức phải kê khai những tài sản, thu nhập nào?

Tại Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:

Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.

Theo đó, cán bộ công chức phải kê khai tài sản, thu nhập sau:

- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;

- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;

- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;

- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Cán bộ công chức có lương bao nhiêu phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 và bởi Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế năm 2014 quy định như sau:

Giảm trừ gia cảnh
1. Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm hai phần sau đây:
a. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
b. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.

Theo đó, cán bộ công chức có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sau khi đã trừ các khoản đóng bảo hiểm bắt buộc theo quy định và các khoản đóng mà không có người phụ thuộc sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Trường hợp cán bộ công chức có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) sau đã trừ đi các khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, các khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện, đóng góp từ thiện theo quy định mà có người phụ thuộc thì chưa phải nộp thuế thu nhập cá nhân hoặc phải nộp thuế thu nhập cá nhân tùy thuộc vào số người phụ thuộc và lương của cán bộ công chức.

Ví dụ: Nếu có một người phụ thuộc thì cán bộ công chức có lương trên 15,4 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế, tương tự, nếu có 02 người phụ thuộc thì lương trên 19,8 triệu đồng/tháng mới phải nộp thuế.

Kê khai tài sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu bản kê khai tài sản cá nhân cuối năm 2024 dành cho cán bộ công chức giữ chức vụ lãnh đạo là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 1 là mẫu nào? Mẫu này dành cho cán bộ công chức kê khai tài sản trong trường hợp nào?
Lao động tiền lương
Hướng dẫn viết mẫu kê khai tài sản cá nhân cuối năm 2024 dành cho CBCC như thế nào?
Lao động tiền lương
Cách giải quyết khi kê khai tài sản không đúng theo mẫu tại Nghị định 130 dành cho CBCC là gì?
Lao động tiền lương
Cán bộ công chức khác nhau chỗ nào? Cán bộ công chức phải kê khai những tài sản, thu nhập nào?
Lao động tiền lương
Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản, thu nhập nào?
Lao động tiền lương
Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định 130 kê khai những tài sản, thu nhập nào?
Lao động tiền lương
Cán bộ, công chức có phải kê khai tài sản, thu nhập của vợ, con không?
Lao động tiền lương
Đối với con đã thành niên cán bộ công chức có phải kê khai tài sản thu nhập không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kê khai tài sản
333 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kê khai tài sản

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kê khai tài sản

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp 17 văn bản về thuế thu nhập cá nhân mới nhất 2024 Toàn bộ văn bản hướng dẫn Thuế giá trị gia tăng mới nhất Những văn bản quan trọng về Thuế thu nhập doanh nghiệp Tất tần tật văn bản hướng dẫn về giảm trừ gia cảnh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào