Cán bộ, công chức được hưởng trợ cấp một lần khi làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu lâu?
- Cán bộ, công chức có được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
- Được hưởng trợ cấp một lần khi làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong bao lâu?
- Thời gian tính trợ cấp một lần khi làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Cán bộ, công chức có được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Các chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức được quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Cụ thể, Điều 2 Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì những đối tượng sau đây sẽ được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP:
Đối tượng áp dụng
Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã;
2. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
4. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;
5. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
6. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Như vậy, cán bộ, công chức trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ trung ương đến cấp xã thì được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Cán bộ, công chức được hưởng trợ cấp một lần khi làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao nhiêu lâu? (Hình từ Internet)
Được hưởng trợ cấp một lần khi làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn trong bao lâu?
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 76/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện để hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn như sau:
Trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu
1. Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đang công tác và có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên, khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) thì được hưởng trợ cấp một lần tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trả lương trước khi chuyển công tác hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) chi trả.
2. Mức trợ cấp một lần được quy định như sau: Mỗi năm công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được trợ cấp bằng 1/2 (một phần hai) mức lương tháng hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) tại thời điểm chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu (hoặc nơi công tác được cấp có thẩm quyền quyết định không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
Theo đó, để được hưởng trợ cấp một lần khi chuyển công tác ra khỏi vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc khi nghỉ hưu, khi địa bàn không còn là vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì phải có thời gian thực tế làm việc tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm trở lên.
Thời gian tính trợ cấp một lần khi làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn?
Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 76/2019/NĐ-CP thì thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn dùng để tính trợ cấp một lần chính là tổng thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, bao gồm:
- Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;
- Thời gian làm việc trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và cơ yếu.
Ngoài ra, nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì sẽ được cộng dồn.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?