Cấm nạp liệu cho bunke chứa nguyên liệu trong nhà máy tuyển khoáng trong trường hợp nào?

Cấm nạp liệu cho bunke chứa nguyên liệu trong nhà máy tuyển khoáng trong trường hợp nào?

Cấm nạp liệu cho bunke chứa nguyên liệu trong nhà máy tuyển khoáng trong trường hợp nào?

Căn cứ Điều 103 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Vận hành bunke
1. Quá trình đổ tải không được chất đầy bun ke để tránh gây tắc cửa cấp liệu.
2. Trường hợp trong bun ke có nước, phải có biện pháp che chắn không để nước bắn vào các thiết bị xung quanh.
3. Cấm nạp liệu cho bun ke khi cửa dỡ liệu mở và người lao động có mặt trong khu vực xả liệu khi đang dỡ tải bun ke.

Theo đó, cấm nạp liệu cho bunke khi cửa dỡ liệu mở và người lao động có mặt trong khu vực xả liệu khi đang dỡ tải bunke.

Cấm nạp liệu cho bunke chứa nguyên liệu trong nhà máy tuyển khoáng trong trường hợp nào?

Cấm nạp liệu cho bunke chứa nguyên liệu trong nhà máy tuyển khoáng trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Để đảm bảo an toàn thì thiết kế xây dựng bunke chứa nguyên liệu trong nhà máy tuyển khoáng thế nào?

Căn cứ Điều 102 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Thiết kế xây dựng bunke chứa nguyên liệu
1. Sườn bên và phía đối diện miệng cấp tải của các bunke nhận liệu phải được che chắn bằng lan can có tay vịn bền chắc. Khi xả 2 phía, phải có hàng rào ở cả hai bên.
2. Bunke chứa nguyên liệu phải thiết kế có độ cao bảo đảm phù hợp với khả năng đổ tải và hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền công nghệ. Thành trong của bunke phải được gia cố bằng thép thanh để hạn chế độ mài mòn và va đập, tăng khả năng thoát tải.
3. Trên miệng bun ke chứa phải đậy bằng lưới phủ kín có kích thước lỗ 300 x 300 mm để tránh gây tai nạn cho người lao động. Đối với bunke chứa nguyên liệu đầu không có lưới chắn thì phải có biển cảnh báo nguy hiểm, có mái che và lan can kín 3 thành bên.
4. Để đảm bảo an toàn khi xe tải lùi, chiều cao tường chắn bảo hiểm của cửa cấp liệu vào bun ke phải có chiều cao phù hợp với từng loại xe.

Theo đó, để đảm bảo an toàn thì thiết kế xây dựng bunke chứa nguyên liệu trong nhà máy tuyển khoáng cần phải chú ý:

- Sườn bên và phía đối diện miệng cấp tải của các bunke nhận liệu phải được che chắn bằng lan can có tay vịn bền chắc. Khi xả 2 phía, phải có hàng rào ở cả hai bên.

- Bun ke chứa nguyên liệu phải thiết kế có độ cao bảo đảm phù hợp với khả năng đổ tải và hoạt động của các thiết bị trong dây chuyền công nghệ. Thành trong của bunke phải được gia cố bằng thép thanh để hạn chế độ mài mòn và va đập, tăng khả năng thoát tải.

- Trên miệng bunke chứa phải đậy bằng lưới phủ kín có kích thước lỗ 300 x 300 mm để tránh gây tai nạn cho người lao động. Đối với bunke chứa nguyên liệu đầu không có lưới chắn thì phải có biển cảnh báo nguy hiểm, có mái che và lan can kín 3 thành bên.

- Để đảm bảo an toàn khi xe tải lùi, chiều cao tường chắn bảo hiểm của cửa cấp liệu vào bunke phải có chiều cao phù hợp với từng loại xe.

Khi kết thúc công việc kiểm tra bunke trong nhà máy tuyển khoáng phải làm gì?

Căn cứ Điều 105 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:

Bảo dưỡng, sửa chữa bunke
...
3. Khi thực hiện các công việc có đưa người vào trong phễu tiếp nhận của máy cấp liệu và của bun ke để kiểm tra hoặc bảo dưỡng, sửa chữa, phải làm thủ tục xin phép đặc biệt. Khi đó phải tuân thủ các yêu cầu sau:
a) Bunke, kết cấu khung đỡ, diện tích trên bun ke và đường sắt ở khu vực đó phải được dọn sạch vật liệu và thông gió tốt. Phải tổ chức theo dõi giám sát trạng thái không khí trong bun ke;
b) Phải đảm bảo có sự giám sát liên tục của người giám sát kỹ thuật và bắt buộc tuân thủ theo quy trình kỹ thuật an toàn phù hợp với công việc tiến hành trong bun ke;
c) Tại sàn làm việc của các phương tiện vận tải và tiếp nhận nguyên liệu của các bun ke trung gian và tại các cơ cấu đóng mở cửa bun ke phải treo biển cảnh báo chỉ rõ công việc đang thực hiện trong bun ke;
d) Trước khi đưa người xuống bun ke phải ngừng các máy cấp liệu và dỡ liệu, ngắt điện và treo biển báo "Cấm đóng điện!”, ngắt kết nối động cơ truyền động của các thiết bị trước và sau bun ke theo trình tự quy định;
e) Nếu không thể ngăn chặn các vật lạ rơi vào bun ke khi đang tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa thì phải bố trí che chắn, tránh gây chấn thương cho người làm việc trong bun ke.
g) Nhóm bảo dưỡng, sửa chữa bun ke phải có không ít hơn 3 người trong đó ít nhất 1 người phải ở trên bun ke để cảnh giới.
h) Phải sử dụng đai an toàn cá nhân khi làm việc trong bun ke. Trên toàn bộ chu vi của phễu tiếp nhận (trừ các lối vào), phải kéo dây cáp bảo hiểm hoặc dây để nối với đai an toàn. Đai an toàn, cáp bảo hiểm cần phải được thử nghiệm ít nhất 6 tháng một lần với tải trọng quy định đảm bảo an toàn và phải ghi ngày thử nghiệm cuối cùng. Cấm buộc các cáp hoặc đai an toàn vào đường ray xe lửa, vào khung của băng tải và vào xe tải dỡ hàng cũng như vào các thiết bị công nghệ khác;
i) Người làm việc phải được cung cấp mặt nạ dưỡng khí - hô hấp;
k) Khi xuất hiện các rủi ro cho người làm trong bun ke, cần phải lập tức kéo họ lên khỏi bun ke;
l) Để chiếu sang phục vụ sửa chữa trong bun ke, chỉ được phép dùng đèn xách tay với điện áp không quá 12V.
4. Khi kết thúc công việc kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hoặc làm sạch vật liệu bám dính trong bunke phải điểm danh lại số người, thu dọn dụng cụ, vật liệu và các phế thải. Chỉ sau khi hoàn tất mọi việc nêu trên mới được đưa bun ke vào sử dụng lại.

Theo đó, khi kết thúc công việc kiểm tra bunke phải điểm danh lại số người, thu dọn dụng cụ, vật liệu và các phế thải.

Chỉ sau khi hoàn tất mọi việc nêu trên mới được đưa bunke vào sử dụng lại.

Nhà máy tuyển khoáng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trước khi vận hành thùng khuấy trong tuyển khoáng phải kiểm tra các điều kiện kỹ thuật an toàn nào?
Lao động tiền lương
Máy bơm nước trong nhà máy tuyển khoáng đưa vào vận hành phải đảm bảo các yêu cầu gì về kỹ thuật an toàn?
Lao động tiền lương
Việc đổ thải đối với bãi thải khô trong tuyển khoáng cần chú ý những quy định gì để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Vận hành bãi thải bùn trong nhà máy tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Khi xử lý vật liệu bám dính trong bunke trong nhà máy tuyển khoáng, người xử lý phải thực hiện như thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động phải làm gì trước khi khởi động và di chuyển các máy móc trong nhà máy tuyển khoáng?
Lao động tiền lương
Sau khi dỡ tải toa xe trong nhà máy tuyển khoáng xong phải làm gì?
Lao động tiền lương
Khi làm việc trên sườn dốc cao trong tuyển khoáng thì người lao động cần làm gì để đảm bảo an toàn?
Lao động tiền lương
Người quản lý kỹ thuật trong khu vực pha chế thuốc tuyển trong tuyển khoáng có nghĩa vụ gì?
Lao động tiền lương
Vận hành thùng khuấy thuốc tuyển trong nhà máy tuyển khoáng như thế nào để đảm bảo an toàn lao động?
Đi đến trang Tìm kiếm - Nhà máy tuyển khoáng
270 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà máy tuyển khoáng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà máy tuyển khoáng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào