Yêu cầu chung của một thực tập sinh kế toán cần có là gì?

Cho tôi hỏi yêu cầu chung của một thực tập sinh kế toán cần có là gì? Câu hỏi của anh A.N (Hồ Chí Minh)

Thực tập sinh kế toán là gì?

Thực tập sinh kế toán là người hỗ trợ kế toán thực hiện các công việc chuyên môn như duy trì hồ sơ chính xác về thu nhập và chi phí, bảng lương, hàng tồn kho và báo cáo tài chính của một công ty.

Thực tập sinh kế toán làm việc dưới sự giám sát và chỉ dẫn của kế toán để tích lũy kinh nghiệm làm quen với môi trường và các công việc nhiệm vụ hằng ngày diễn ra trong bộ phận kế toán.

Yêu cầu chung của một thực tập sinh kế toán cần có là gì?

Yêu cầu chung của một thực tập sinh kế toán cần có là gì?

1. Về trình độ chuyên môn

- Đối với vị trí thực tập sinh kế toán, bạn đừng quá lo lắng về vấn đề chuyên môn. Chỉ cần bạn là sinh viên đang theo học kế toán và các ngành liên quan như kiểm toán, tài chính, kinh tế ở các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp nghề. Bạn đều có thể ứng tuyển làm thực tập sinh kế toán.

- Điểm GPA mà nhiều công ty yêu cầu thường trên 7/10. Tùy vào sự hiểu biết và kiến thức của bạn có thể lựa chọn vị trí thực tập khác nhau như kế toán lương, kế toán công nợ, kế toán thuế, đa phần sẽ thực tập kế toán tổng hợp. Có các công ty kế toán riêng biệt sẽ yêu cầu cao về học vấn, ví dụ có chứng chỉ kế toán viên công chứng (CPA).

- Ngoài ra, các nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến kỹ năng và thái độ làm việc nhiều hơn là chuyên môn đối với các thực tập sinh kế toán. Bạn phải có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi, chăm chỉ và gắn bó với nghề.

2. Về kỹ năng nghề nghiệp

- Các kỹ năng nghề nghiệp có vai trò quan trọng với thực tập sinh kế toán để có khả năng hoàn thành công việc. Những kỹ năng cần thiết mà thực tập cần có là tin học, phần mềm kế toán, các kỹ năng mềm hỗ trợ công việc. Cụ thể như sau:

+ Thành thạo tin học văn phòng, quan trọng nhất dùng rất nhiều trong công việc, từ việc định dạng nhanh đến các hàm tính toán.

+ Có kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán như: MISA, FAST,...

+ Kỹ năng làm việc dưới áp lực vì khối lượng công việc của kế toán luôn rất nhiều.

+ Các kỹ năng mềm khác như: kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm hiệu quả. Như vậy, có thể sắp xếp công việc hợp lý, hỗ trợ các thành viên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Các kỹ năng nghề nghiệp luôn giúp thực tập sinh hoàn thành nhanh công việc. Trong lúc thực tập, bạn sẽ rèn luyện và biết cách làm việc hiệu quả giống các kế toán viên chính thức. Thêm vào đó, làm việc và giao tiếp tốt giúp bạn tạo các mối quan hệ cần thiết với các anh chị để đi xa hơn trong ngành. Họ có thể giới thiệu với bạn các công việc tốt, các mối quan hệ lớn hơn.

- Đối với những bạn đang nộp đơn ứng tuyển vị trí thực tập kế toán, bạn nên tìm kiếm các kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với mình để liệt kê vào CV. Nhà tuyển dụng luôn chú ý đến phần kỹ năng của ứng viên thực tập.

- Các cách giúp bạn phát triển kỹ năng mềm là hãy rèn giũa ngay từ khi còn đi học thông qua việc tham gia các tổ chức, các câu lạc bộ để có cơ hội làm việc với nhiều người. Đồng thời, bạn nên tham gia các khóa học tin học, khóa học sử dụng phần mềm kế toán. Và có các chứng chỉ cần thiết như: MOS, chứng chỉ hoàn thành khóa học tin học kế toán, hay chứng chỉ phần mềm kế toán MISA.

3. Về thái độ đối với công việc

- Là thực tập sinh kế toán, bạn phải thể hiện mình có thái độ cầu tiến, ham học hỏi, làm việc theo quy trình chuyên nghiệp, luôn nỗ lực học tập và làm việc. Trong công việc, bạn cần hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nếu gặp điều khó hiểu, không giải quyết được thì nhờ anh chị giải đáp giúp. Kỳ thực tập là lúc bạn có thể hỏi nhiều điều, các kế toán hướng dẫn luôn nhiệt tình hỗ trợ bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm hiểu trước, chỉ ghi lại những điều bạn không thể hiểu rõ và hỏi những anh chị hướng dẫn cách giải quyết.

- Thêm vào đó, nếu công ty yêu cầu làm toàn thời gian, bạn đã đồng ý đi thực tập thì nên tuân thủ các nội quy về giờ giấc. Đừng nên xin nghỉ với các lý do không chính đáng ngoài việc học. Làm việc liên tục giúp bạn học hỏi và hoàn thành công việc nhanh hơn. Đồng thời cho thấy bạn luôn chú tâm vào công việc, mong muốn gắn bó làm việc tại công ty.

- Hãy thể hiện mình là người nỗ lực hết mình vì công việc, ham học hỏi, nỗ lực hoàn thành công việc đúng giờ sẽ giúp bạn được đánh giá cao. Người hướng dẫn có thể sẽ giao cho bạn nhiều nhiệm vụ hơn. Đây là cơ hội giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Sau kỳ thực tập kế toán, luôn có kỳ đánh giá để lên làm nhân viên chính. Bạn nên tận dụng cơ hội này để nhận được công việc mà mình yêu thích với mức lương phù hợp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Yêu cầu chung

Lê Long Triều

497 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Khi nào hợp đồng thực tập với thực tập sinh được xem là hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh được trả lương bao nhiêu trong thời gian thực tập tại công ty?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh có cần phải ký kết hợp đồng thực tập không?
Lao động tiền lương
Có được làm kế toán khi bị cấm làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng không?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh ngành luật nghỉ có cần báo trước không?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh làm việc tại Nhật Bản về nước được hỗ trợ bao nhiêu để khởi nghiệp?
Lao động tiền lương
Những người nào không được làm kế toán theo quy định mới nhất?
Lao động tiền lương
Thực tập sinh có được trả lương không?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Yêu cầu chung Thực tập sinh Kế toán Thực tập Thực tập sinh kế toán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào