Y học dự phòng là gì? Phạm vi hành nghề của bác sỹ y học dự phòng như thế nào?
Y học dự phòng là gì?
Y học dự phòng, tiếng Anh là Preventive Medicine là lĩnh vực Y tế liên quan đến việc thực hiện các biện pháp phòng bệnh.
Ngành Y học dự phòng gồm 2 mảng chính:
- Thực hiện chương trình y tế công cộng, chương trình y tế quốc gia, tham gia các tổ chức chính phủ về y tế, phát triển cộng đồng;
- Tham gia quản lý, chăm sóc người bệnh tại cộng đồng, phục hồi chức năng, cấp cứu, điều trị các bệnh thường gặp ở tuyến cơ sở.
Nhiệm vụ chính là giám sát sức khỏe cộng đồng, dự báo và kiểm soát dịch bệnh. Nhân viên trong ngành cũng phát triển các kế hoạch phòng chống bệnh và giáo dục sức khỏe, nhằm ngăn chặn và kiểm soát bệnh tật, đồng thời cải thiện sức khỏe cộng đồng.
Y học dự phòng hướng đến việc ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển cũng như kiểm soát nguồn bệnh, nâng cao sức khỏe của cá nhân, gia đình và cộng động.
Theo khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định thì nhóm chức danh bác sĩ y học dự phòng, bao gồm:
- Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) Mã số: V.08.02.04
- Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) Mã số: V.08.02.05
- Bác sĩ y học dự phòng (hạng III) Mã số: V.08.02.06
Y học dự phòng là gì? Phạm vi hành nghề của bác sỹ y học dự phòng như thế nào?
Phạm vi hành nghề của bác sỹ y học dự phòng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định:
Phạm vi hành nghề của người hành nghề
1. Bác sỹ y khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bác sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Bác sỹ y học dự phòng: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Bác sỹ răng hàm mặt: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số VIII ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Bác sỹ chuyên khoa:
a) Bác sỹ chuyên khoa hồi sức cấp cứu: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số IX phần Nội khoa và Hồi sức cấp cứu ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bác sỹ chuyên khoa dinh dưỡng: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Bác sỹ chuyên khoa khác: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số V và Phụ lục số IX theo chuyên khoa ban hành kèm theo Thông tư này.
6. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là y sỹ:
a) Y sỹ đa khoa: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số X ban hành kèm theo Thông tư này (bao gồm các kỹ thuật sơ cứu ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh thông thường theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 27 tháng 5 năm 2015 của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ, bác sĩ y học dự phòng, y sĩ);
b) Y sỹ y học cổ truyền: Phạm vi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là điều dưỡng quy định tại Phụ lục số XII ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là hộ sinh quy định tại Phụ lục số XIII ban hành kèm theo Thông tư này.
9. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là kỹ thuật y quy định tại Phụ lục số XIV ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Phạm vi hành nghề của người hành nghề có chức danh chuyên môn là dinh dưỡng lâm sàng quy định tại Phụ lục số XV ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, phạm vi hành nghề của bác sỹ y học dự phòng quy định tại Phụ lục số VII ban hành kèm theo Thông tư 32/2023/TT-BYT
Lê Bửu Yến