Tết Nguyên đán 2025: Mùng 1 Tết là ngày mấy dương lịch? Còn bao lâu nữa đến Tết Nguyên đán 2025?
Tết Nguyên đán 2025: Mùng 1 Tết là ngày mấy dương lịch? Còn bao lâu nữa đến Tết Nguyên đán 2025?
Theo lịch vạn niên thì Mùng 1 Tết Nguyên Đán 2025 vào ngày 29 tháng 1 năm 2025 dương lịch.
Hôm nay, là ngày 26/7/2024 thì sẽ còn 187 ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên đán 2025.
Tết Nguyên đán 2025: Mùng 1 Tết là ngày mấy dương lịch? Còn bao lâu nữa đến Tết Nguyên đán 2025? (Hình từ Internet)
Các hoạt động nào thường diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán?
Tết Nguyên Đán là ngày lễ lớn nhất trong năm diễn ra vào mùa xuân. Đây là thời điểm linh thiêng kết thúc một chu kỳ bốn mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông để bước vào một chu kỳ mới, một khởi đầu mới.
Đối với người Việt Nam, tết không chỉ là dịp để sum vầy bên gia đình mà còn là cơ hội để mọi người cùng nhau kỷ niệm, gắn bó và tôn vinh tổ tiên.
Những nghi lễ, hoạt động truyền thống là dịp mỗi người thiết lập và củng cố những mối quan hệ, thắt chặt tình thân. Các hoạt động thường diễn ra vào dịp Tết Nguyên đán như:
(1) Tặng quà Tết
- Trong không khí hân hoan chờ đón ngày tết truyền thống, những món quà tết trở nên quan trọng và được yêu thích hơn bao giờ hết. Văn hóa tặng quà Tết đã trở thành một phần đặc biệt của người Việt Nam. Vì lẽ đó mà Tết Nguyên đán là thời điểm lý tưởng để mọi người thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với tất cả mọi người trong suốt một năm qua.
- Không dừng lại ở việc dành tặng cho những người thân trong gia đình, văn hóa tặng quà Tết còn được mở rộng trong các mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên. Quà Tết mang theo sự chân thành, những lời cảm ơn vì đã cùng đồng hành trong một năm đầy thử thách trong công việc.
Từ đó, thói quen tặng quà Tết đã len lỏi vào văn hóa người Việt, trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong dịp Tết của dân tộc.
(2) Trang trí nhà cửa
Mọi người đều háo hức chào đón Tết với không khí sôi động và vui tươi. Trước khi bước sang năm mới, ai cũng mong muốn tìm thấy một không gian mới mẻ, tươi sáng để chào đón những điều tốt lành. Do đó, mỗi gia đình đều dành thời gian để dọn dẹp và sắp xếp bàn thờ tổ tiên.
(3) Chưng mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả là một phần quan trọng không thể thiếu khi trình bày bàn thờ tổ tiên. Trong không gian ấm áp của gia đình, mâm ngũ quả không chỉ làm đẹp cho bức tranh Tết mà còn là biểu hiện của lòng biết ơn và tri ân đối với tổ tiên cũng như các vị thần linh.
Thông thường thì mâm ngũ quả sẽ bao gồm 5 loại quả được chọn lọc kỹ càng và sắp xếp theo trật tự cụ thể. Mỗi loại quả đều mang ý nghĩa riêng biệt nhưng chung quy đều mong muốn một năm mới hạnh phúc và ấm áp.
(4) Tiệc tất niên
Để đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và chào đón năm mới, mỗi gia đình thường tổ chức tiệc tất niên. Trong dịp này, mọi người thường chia sẻ những ước mong, kế hoạch cho năm mới cũng như gửi đi những lời chúc tốt đẹp đến nhau.
(5) Đón giao thừa
- Giao thừa là một trong những khoảnh khắc quan trọng và đặc biệt nhất trong ngày Tết Nguyên đán của người Việt Nam. Đây là thời điểm chuyển giao từ năm cũ sang năm mới, mang theo ý nghĩa sâu sắc và tinh thần mới mẻ.
- Khi chuông đồng hồ đếm ngược đến lúc giao thừa, không khí trở nên sôi động, hân hoan với âm nhạc vui tươi, tiếng cười chúc mừng và tiếng pháo nổ vang xa. Việc chào đón năm mới thường đi kèm với việc trao nhau những lời chúc tốt lành và những ước mong tốt đẹp cho mọi người trong gia đình và bạn bè.
(6) Đi chùa cầu an
Việc đi chùa đầu năm là một hoạt động ý nghĩa trong ngày Tết, được truyền bá từ nhiều thế hệ người Việt. Vào dịp đầu Xuân, mọi người sẽ ăn mặc trang trọng và mang theo đồ lễ đến chùa để cầu mong một năm mới an lành và hạnh phúc. Điều này cũng là cách để thể hiện lòng thành kính của gia chủ đối với Đức Phật và tổ tiên trong nhà.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Nguyễn Trần Thị Ánh Loan