Phiên dịch tiếng Nhật là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Phiên dịch tiếng Nhật là gì? Cơ hội nghề nghiệp của nghề Phiên dịch tiếng Nhật hiện nay ra sao? Câu hỏi từ chị T.Q (Vĩnh Long).

Phiên dịch tiếng Nhật là gì?

Phiên dịch tiếng Nhật là công việc của những người trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ chuyển đổi ngôn ngữ (dịch nói) từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và ngược lại trong các cuộc hội thảo, hội nghị, buổi gặp mặt,... mà vẫn đảm bảo giữ nguyên nội dung. Họ có thể làm phiên dịch viên nội bộ tại một tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ. Hoặc họ có thể lựa chọn làm phiên dịch theo từng dự án cho các công ty.

Nhu cầu tuyển phiên dịch tiếng Nhật chưa có xu hướng bão hòa, thậm chí luôn tăng cao mỗi năm, do đó dù làm ở vị trí nào thì đều có rất nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc cùng mức đãi ngộ hấp dẫn.

Trong ngành phiên dịch hiện nay có 2 loại phiên dịch bao gồm dịch đuổi và dịch cabin

Dịch đuổi là hình thức dịch mà phiên dịch viên sẽ dịch từng câu (hoặc từng đoạn ngắn) từ tiếng Nhật sang tiếng Việt sau khi người nói đã nói xong. Dịch đuổi thường gặp trong các hoạt động thông thường như các buổi họp, gặp mặt, trao đổi, đàm phán giữa hai bên, thông dịch cho chương trình sự kiện, triển lãm thương mại, hội chợ,… Ngoài ra, khi làm việc trong các doanh nghiệp, công ty thông thường vị trí phiên dịch viên sẽ kiêm cả 2 công việc biên dịch (dịch viết) và phiên dịch.

Còn với những hoạt động lớn đòi hỏi sự trang trọng, chính quy và chuẩn mực, ví dụ như các hội thảo, hội nghị, các sự kiện chính trị - kinh tế lớn, hình thức dịch cabin sẽ được áp dụng. Đây được coi là hình thức phiên dịch cao cấp nhất. Phiên dịch viên sẽ ngồi trong phòng kín cách âm, nghe nội dung bài phát biểu của người nói qua tai nghe và dịch đồng thời với người nói. Nội dung bản dịch sẽ được người nghe nghe trực tiếp thông qua micro.

Phiên dịch tiếng Nhật là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao?

Phiên dịch tiếng Nhật là gì? Cơ hội nghề nghiệp ra sao? (Hình từ Internet)

Cơ hội nghề nghiệp của nghề phiên dịch tiếng Nhật ra sao?

Trong thời đại hội nhập toàn cầu như hiện nay, chính nhờ vào các phiên dịch viên tài giỏi, rào cản về ngôn ngữ từ lâu đã không còn được coi là một trở ngại đối với các doanh nghiệp. Phiên dịch viên là một vị trí có vai trò quan trọng trong mỗi công ty vì vậy chỉ cần bạn đủ giỏi, có kỹ năng tốt, cơ hội việc làm dành cho bạn cực kỳ rộng mở.

Hiện nay, mức độ phổ biến của tiếng Nhật rất phổ biến. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập, Nhật Bản đang rót vốn nhiều vào Việt Nam. Thì việc kết nối ngôn ngữ ngày càng trở nên quan trọng.

Nghề Phiên dịch là cầu nối truyền tải nội dung, thông điệp giữa hai ngôn ngữ. Điều đó giúp hai bên ngôn ngữ có thể hiểu nhau hơn. Cho thấy nghề phiên dịch rất là cần thiết, đặc biệt là phiên dịch tiếng Nhật tại Việt Nam.

- Thiếu hụt nhân sự trong nghề

Công ty Nhật Bản xuất hiện ngày càng nhiều tại Việt Nam, kéo theo nhu cầu của nghề Phiên dịch tiếng Nhật ngày càng gia tăng,

Tuy nhiên yêu cầu công việc của ngành này là khá cao. Mà hiện tại trình độ nhân sự vẫn chưa đủ đáp ứng đối với thị trường. Đây chính là thực trạng chung của nghề phiên dịch tiếng Nhật tại Việt Nam.

- Cơ hội mở rộng nghề nghiệp

Có rất nhiều công ty Nhật Bản đang hoạt động và còn mở rộng hơn nữa vào thị trường Việt Nam. Nếu bạn có chuyên môn và kỹ năng về công việc, đặc biệt là thông thạo ngôn ngữ tiếng Nhật thì sau khi làm ngành Phiên dịch tiếng Nhật, bạn có cơ hội cho các công việc khác như: nhân viên hành chính trong các văn phòng tiếng Nhật, giáo viên ngành ngôn ngữ Nhật, Thư ký, trợ lý giám đốc tiếng Nhật,….

Có thể thấy rằng, nghề phiên dịch viên đang là một ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn hiện nay. Nếu quyết tâm theo đuổi nghề phiên dịch, bạn vừa có thể thành thạo một ngôn ngữ mới, vừa có thu nhập đáng mơ ước.

- Mức lương thưởng hấp dẫn của nghề Phiên dịch tiếng Nhật

Một đặc điểm là khi bạn làm cho một công ty Nhật bất kỳ nào thì mức lương cũng vô cùng hấp dẫn. Mức lương của nghề Phiên dịch tiếng Nhật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số yếu tố như: thời lượng phiên dịch, loại hình phiên dịch, kinh nghiệm làm việc, chuyên ngành phiên dịch, môi trường làm việc,…

Nhưng họ chỉ trả mức lương tương ứng với công sức mà bạn làm được cho họ. Do đó bạn sẽ phải làm việc với một thái độ và tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Để bạn có thể đảm bảo được chất lượng công việc. Ngoài ra, còn phải khẳng định được thương hiệu cá nhân, đạo đức nghề nghiệp,…

Bên cạnh nhiều cơ hội rộng mở thì cũng có không ít khó khăn:

- Nghề phiên dịch đều gặp áp lực về mặt chính xác của ngôn từ, tính tập trung và khả năng ghi nhớ cao.

- Nhiều áp lực, trong các buổi phiên dịch thường là các buổi gặp gỡ trao đổi thông tin quan trọng do vậy mọi lời nhận xét, hành động, thái độ, thời gian của phiên dịch tiếng Nhật chuyên nghiệp phải chuẩn chỉnh, khả năng phản xạ, xử lý thông tin, xử lý tình huống nhạy bén.

- Tính đào thải cao. Do những ưu điểm của nghề thông dịch viên tiếng Nhật mà nhiều người muốn theo đuổi, do vậy tính cạnh tranh trong công việc rất lớn. Có thể chỉ sai sót trong một lần dịch mà làm sai kết quả của buổi phiên dịch thì người phiên dịch đó sẽ bị đào thải ngay.

Vì đây là một nghề rất cạnh tranh, nên phiên dịch tiếng Nhật cần cố gắng đảm bảo không mắc lỗi sai, nếu không sẽ dễ dàng bị thay thế.

Có thể thấy rằng, nghề phiên dịch viên đang là một ngành nghề có tiềm năng phát triển rất lớn hiện nay. Nếu quyết tâm theo đuổi nghề phiên dịch, bạn vừa có thể thành thạo một ngôn ngữ mới, vừa có thu nhập đáng mơ ước.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phiên dịch tiếng Nhật

Phan Thị Huyền Trân

497 lượt xem
lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phiên dịch tiếng Nhật Phiên dịch viên Nghề phiên dịch Cơ hội nghề nghiệp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào