Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập?

Trong quá trình thực tập, sinh viên có thể gặp những thuận lợi và khó khăn nào? Sinh viên nên bắt đầu đi thực tập vào thời gian nào thì hợp lý, mang lại kết quả tốt nhất?

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập?

Thuận lợi trong quá trình thực tập

- Được sự hỗ trợ của nhà trường và đơn vị thực tập: Nhờ giấy giới thiệu của nhà trường là điều kiện quan trọng giúp các bạn sinh viên đặt chân đến các đơn vị thực tập. Trong quá trình này có bất kỳ khó khăn nào thì mọi người có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô hướng dẫn. Bên cạnh đó, là sự hướng dẫn của đơn vị thực tập giúp chúng ta có cơ hội làm các việc thực tiễn.

- Được tiếp xúc trực tiếp với công việc: Thực tập căn bản là để vận dụng những gì đã học vào công việc. Bởi thế đây là quá trình quan trọng giúp các bạn phát hiện ra nhiều thứ chẳng hạn: điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, những kiến thức chuyên môn còn thiếu sót, niềm đam mê với công việc… Qua đó, làm chúng ta thấy yêu thích công việc và tự hoàn thiện những mặt hạn chế của mình.

- Được hỗ trợ các trang thiết bị và cơ sở vật chất: Các cơ quan, doanh nghiệp là những môi trường có đầy đủ chuyên môn và các trang thiết bị phục vụ công việc tốt nhất. Giúp các bạn có thể dễ dàng sử dụng để thực hành công việc. Tạo thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu để làm báo cáo tốt nghiệp.

- Mở rộng mối quan hệ với các chuyên gia, nhà quản lý: Họ có thể mang lại nhiều lợi ích trong tương lai, bao gồm cơ hội việc làm; hợp tác kinh doanh và cơ hội tiếp cận đến nguồn thông tin quan trọng.

- Có cơ hội áp dụng kiến thức được học từ trường lớp vào công việc thực tế, trải nghiệm tình huống và vấn đề khó có thể tìm thấy trong sách vở. Qua đây, bạn sẽ hiểu hơn về ngành nghề của mình, dễ dàng xác định mục tiêu nghề nghiệp và hướng phát triển sự nghiệp trong tương lai.

- Phát triển hơn nữa các kỹ năng mềm cần thiết cho bản thân như: Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng viết; Kỹ năng nghiên cứu; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng làm việc nhóm;…

- Là một cơ hội tốt để sinh viên tìm kiếm cơ hội việc làm sau khi ra trường: Sinh viên có thể tận dụng thời gian thực tập để học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, đồng thời tạo ấn tượng tốt với các công ty hay doanh nghiệp để họ có giữ mình lại sau khi thời gian thực tập kết thúc.

Khó khăn trong quá trình thực tập

- Về mặt chuyên môn: Nỗi lo lắng mà nhiều người thường mắc phải đến từ chuyên môn. Sợ rằng mình không thể làm được việc, yếu kinh nghiệm, gặp áp lực về thời gian và sợ bị chê trách từ những người xung. Đây là những khó khăn thường thấy mà nhiều bạn đã trải qua. Khi đứng giữa một đống công việc và mọi người đang tất bật thực hiện mà chúng ta lại chỉ biết đứng nhìn vì chẳng biết phải làm gì.

- Về mặt kỹ năng: Sinh viên là khoảng thời gian mà chúng ta tự do tung tăng nhất, mặc sức tung hoành có thể ngủ nướng và đến muộn. Nhưng môi trường công việc lại trái ngược, khiến các bạn bỡ ngỡ và chưa quen. Đặc biệt, là cách ứng xử trong giao tiếp với cấp trên và đồng nghiệp làm cho chúng ta hay luống cuống, thiếu tự tin. Dẫn đến những tình huống khó khăn gây cản trở cho công việc.

- Chịu nhiều áp lực: khi mà đi học bạn được tự do, thoải mái, thì trong môi trường công sở sẽ có rất nhiều luật lệ khác nhau mà bạn phải tuân thủ, nhiều công việc khác nhau mà bạn phải đảm nhận và hoàn thành, trong đó có cả những công việc không liên quan đến ngành của mình. Việc mắc sai sót và bị phê bình là điều khó tránh khỏi trong giai đoạn này, nhưng đừng nản lòng, đó đều là những bài học quý báu dành cho bạn, hãy tiếp thu và sửa đổi để trở nên tốt hơn.

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập?

Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tập?

Sinh viên nên bắt đầu đi thực tập vào thời gian nào?

- Thời gian tốt nhất để đi thực tập là vào năm thứ ba hoặc năm thứ tư đại học. Đây là thời điểm sinh viên đã có một số kiến thức cơ bản và có thể bắt đầu áp dụng những kiến thức đó vào thực tế.

- Việc thực tập đúng thời điểm sẽ mang lại khá nhiều lợi ích với sinh viên. Bạn sẽ được làm quen với công việc từ sớm và nhận được nhiều góp ý rất nhiều từ các anh chị có kinh nghiệm trong nghề, cho bạn những kiến thức quý giá, lời khuyên hữu ích cũng như góp ý chân thành.

- Tóm lại, thực tập có thể giúp các bạn sinh viên xác định, định hướng nơi làm việc vừa phù hợp với kiến thức được học trên giảng đường vừa phù hợp với sự thích nghi của bản thân trong một môi trường làm việc thực sự.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quá trình thực tập

Lê Long Triều

5757 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đề xuất sinh viên được làm thêm 24 giờ/tuần, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Sinh viên khi có cha mẹ là người lao động bị tai nạn lao động sẽ được giảm bao nhiêu tiền học phí?
Lao động tiền lương
Sinh viên mới ra trường được và mất gì khi làm việc trái ngành?
Lao động tiền lương
Người lao động là sinh viên không làm việc quá 24 giờ trong 1 tuần theo Dự thảo Luật Việc làm có đúng không?
Lao động tiền lương
03 thiệt thòi khi sinh viên làm thêm mà không ký hợp đồng lao động là gì? Mẫu hợp đồng bán thời gian cho sinh viên làm thêm là mẫu nào?
Lao động tiền lương
Sinh viên đi làm thêm có cần ký hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Sinh viên nên đi làm thêm khi nào? Sinh viên đi làm thêm có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Lao động tiền lương
Cách tính lương thử việc cho sinh viên mới ra trường?
Lao động tiền lương
Sinh viên làm thêm có thể làm gia sư dạy kèm cho các bé tại nhà được không?
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quá trình thực tập Thực tập Thuận lợi và khó khăn Đi thực tập Sinh viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào