Mẫu thư mời phỏng vấn thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?

Gửi thư mời phỏng vấn là một trong những bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng nhân sự của doanh nghiệp. Một thư mời phỏng vấn lịch sự vừa tạo ấn tượng với ứng viên vừa minh chứng tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Vậy viết thư mời phỏng vấn thế nào cho ấn tượng? Cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây nhé!

Mẫu thư mời phỏng vấn thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào?

Thư mời phỏng vấn là loại thư mà các công ty sử dụng để hẹn lịch cho các ứng viên tham dự buổi phỏng vấn. Bộ phận nhân sự của các doanh nghiệp có trách nhiệm gửi một thư mời cho các ứng viên của qua địa chỉ email. Thông qua thư này, các ứng viên sẽ được biết chính xác địa điểm, ngày, giờ diễn ra buổi phỏng vấn xin việc.

Dưới đây là một số mẫu thư mời phỏng vấn mà đơn vị có thể tham khảo:

1. Mẫu thư mời phỏng vấn qua điện thoại

Mẫu 01

Tải Mãu thư mời phỏng vấn qua điện thoại: Tại đây

2. Mẫu thư mời phỏng vấn trực tiếp

Mẫu 5

Tải Mẫu thư mời phỏng vấn trực tiếp: Tại đây

3. Mẫu thư mời phỏng vấn online

Mẫu 3

Tải Mẫu thư mời phỏng vấn online: Tại đây

Thư mời

Mẫu thư mời phỏng vấn thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào? (Hình từ Internet)

Lưu ý gì để viết thư mời phỏng vấn chuẩn nhất?

Viết thư mời phỏng vấn không nên tùy tiện, bạn hãy chú ý một số vấn đề như sau để viết thư mời phỏng vấn chuẩn nhất:

1. Khởi động bằng dòng tiêu đề phù hợp

Một “chiếc” Email lạ hoắc và không rõ thông tin rất dễ bị ứng viên “đưa thẳng” vào “sọt rác” hoặc đánh dấu spam. Vì vậy, đặt một tiêu đề phù hợp là cách giúp bạn thu hút sự chú ý của ứng viên. Bạn có thể áp dụng một vài dòng tiêu đề như:

- “Thư mời phỏng vấn với Công ty [Tên công ty]”

- “Thư mời phỏng vấn: Vị trí Chuyên viên Marketing tại Công ty [Tên công ty]”.

Đây là cách tốt nhất để ứng viên nhận ra bạn là ai giữa vô số Email rác. Khi đặt tiêu đề, bạn lưu ý tập trung vào nội dung cần truyền tải, tránh dài dòng, lan man.

2. Tỏ thái độ biết ơn khi ứng viên đã ứng tuyển

Một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp sẽ không ngần ngại bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với ứng viên. Trên thực tế, việc tìm kiếm nhân sự phù hợp cho doanh nghiệp không hề đơn giản.

Bộ phận nhân sự cần trải qua quy trình sàng lọc, phân tích và đánh giá để chọn ra ứng cử viên nổi bật nhất. Vì vậy, trong Email, bạn có thể gửi lời cảm ơn đến ứng viên vì những nỗ lực họ đã bỏ ra khi ứng tuyển vào vị trí bạn đang tuyển dụng.

3. Sắp xếp một cuộc hẹn phỏng vấn

Bạn cần thông báo với ứng viên của mình rằng họ đã được chọn và bước tiếp vào các “vòng đấu” tiếp theo. Và đây chính là nội dung cốt lõi của một Email mời phỏng vấn.

Dù là cuộc gặp gỡ trực tiếp hay trò chuyện qua điện thoại, bạn vẫn cần cung cấp thông tin cụ thể về hình thức phỏng vấn. Sử dụng giọng văn chuyên nghiệp nhưng vẫn đủ thân mật và ấm áp khi viết thư mời chính là giải pháp tối ưu dành giúp bạn thuyết phục ứng viên.

4. Cung cấp thông tin cần thiết về cuộc phỏng vấn

Đây chính là phần trọng tâm và quan trọng nhất trong thư mời phỏng vấn của bạn. Để không bỏ sót bất kỳ chi tiết quan trọng nào, bạn có thể liệt kê ra một danh sách các thông tin cụ thể đưa vào Email, như:

- Thông tin cơ bản: Tên công ty, vị trí ứng tuyển, các chủ đề mà bạn định đề cập trong cuộc phỏng vấn.

- Thời gian: Nhà tuyển dụng có thể đề xuất một vài khung giờ khác nhau hoặc yêu cầu ứng viên chỉ định thời gian để thuận tiện cho cuộc phỏng vấn.

- Địa điểm: Nếu gặp mặt trực tiếp, bạn cần cung cấp đầy đủ địa chỉ công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể chia sẻ liên kết đến bản đồ để giúp ứng viên xác định vị trí văn phòng tốt hơn. Trong trường hợp phỏng vấn online, bạn cần gửi URL cuộc họp cá nhân của mình trước cuộc phỏng vấn chính thức vài ngày.

- Thông tin của nhà tuyển dụng: Trong Email mời phỏng vấn, bạn có thể đề cập rõ thông tin chi tiết về những người tuyển dụng, bao gồm: tên và chức vụ. Từ đó, ứng viên có thể chủ động hơn trong việc tra cứu nền tảng, tìm hiểu về thông tin của công ty.

- Hình thức phỏng vấn: Bạn có thể cung cấp chi tiết về cấu trúc của buổi phỏng vấn, như: thảo luận 1 – 1, cuộc gọi phỏng vấn, thuyết trình,…

- Thời lượng: Để hỗ trợ ứng viên có sự chuẩn bị thích hợp, bạn cần cung cấp thông tin về thời lượng phỏng vấn trung bình.

5. Đừng quên nhắc nhở ứng viên phản hồi Email

Trước khi kết thúc Email, bạn đừng quên bày tỏ mong đợi nhận được phản hồi xác nhận từ ứng viên. Bạn có thể đặt ra một khung thời gian cụ thể để ứng viên gửi thư phản hồi. Khi quy định về mặt thời gian, ứng viên sẽ chủ động hơn trong việc đưa ra quyết định và gửi thư phản hồi sớm nhất.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thư mời phỏng vấn

Đoàn Thanh Hiền

1053 lượt xem
lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Người lao động nên viết email xác nhận phỏng vấn như thế nào cho chuyên nghiệp?
Lao động tiền lương
Top 10 câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất gồm những gì?
Lao động tiền lương
Bài giới thiệu bản thân khi phỏng vấn hay mà người đi xin việc có thể tham khảo, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Cách trả lời câu hỏi về điểm yếu khi phỏng vấn cho ứng viên sao cho chuẩn?
Lao động tiền lương
Tải mẫu bảng đánh giá ứng viên sau phỏng vấn mới nhất?
Lao động tiền lương
Mẫu phiếu đánh giá phỏng vấn chuẩn nhất cho người tuyển dụng mới nhất?
Lao động tiền lương
Mẫu thư mời phỏng vấn lần 2 qua email mới nhất năm 2024 có dạng ra sao?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào