Mẫu sơ yếu lý lịch cho sinh viên thông dụng nhất hiện nay? Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu sơ yếu lý lịch?

Việc viết sơ yếu lý lịch xin việc đòi hỏi sự chính xác, trung thực và chuyên nghiệp. Mẫu sơ yếu lý lịch cho sinh viên thông dụng nhất hiện nay là mẫu nào? Cách điền ra sao?

Mẫu sơ yếu lý lịch cho sinh viên thông dụng nhất hiện nay?

Nội dung mẫu sơ yếu lý lịch sinh viên gồm:

- Trang 01: Bìa ngoài - Lý lịch của sinh viên;

Họ và tên;

Ngày, tháng, năm sinh;

Hộ khẩu thường trú…

- Trang 02: Phần bản thân học sinh, sinh viên:

Ảnh (4 x 6);

Họ và tên;

Ngày, tháng, năm sinh;

Giới tính;

Hộ khẩu thường trú;…

- Trang 03 - 04: Thành phần gia đình

Thông tin cha mẹ; vợ hoặc chồng; anh chị em ruột

- Trang 05: Lời cam đoan và xác nhận của chính quyền xã, phường

Tải đầy đủ mẫu sơ yếu lý lịch cho sinh viên thông dụng nhất hiện nay Tại

Mẫu sơ yếu lý lịch cho sinh viên thông dụng nhất hiện nay? Hướng dẫn chi tiết cách điền mẫu sơ yếu lý lịch?

Hướng dẫn chi tiết cách điền sơ yếu lý lịch cho sinh viên?

Việc viết sơ yếu lý lịch xin việc đòi hỏi sự chính xác, trung thực và chuyên nghiệp. Sinh viên có thể tham khảo cách điền sơ yếu lý lịch xin việc như sau:

TRANG 1: Bìa ngoài - lý lịch sinh viên

Họ và tên: Viết in hoa có dấu

TRANG 2: Phần bản thân học sinh, sinh viên

Thí sinh dán ảnh 4×6 (ảnh chụp mới đây không quá 3 tháng) vào góc bên trái.

Họ và tên: Viết in hoa có dấu

Ngày tháng và năm sinh: Điền ngày tháng năm sinh của mình vào 8 ô trống phía dưới.

Dân tộc: Thí sinh là người dân tộc nào thì ghi dân tộc đó. (ghi theo giấy khai sinh)

Nơi sinh: ghi theo giấy khai sinh.

Tôn giáo: Thuộc tôn giáo nào thì ghi tôn giáo đó, không thuộc tôn giáo nào thì ghi không, không được để trống.

Đối tượng dự thi: Ghi giống trong giấy báo dự thi thuộc đối tượng nào thì điền đối tượng đó, nếu không thuộc đối tượng ưu tiên thì để trống.

Ký hiệu trường: Viết mã trường mà mình chuẩn bị nhập học vào 3 ô trống bên cạnh.

Số báo danh: Là số báo danh của bạn dự thi trong kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua/kỳ thi năng lực vừa qua. Tuyển thẳng hoặc ưu tiên xét tuyển thì để trống

Kết quả học lớp cuối cấp ở THPT, THBT, THN, TCCN: Là phần ghi thông tin kết quả học tập lớp 12 của sinh viên. Trong đó, sinh viên phải ghi rõ xếp loại học tập và xếp loại hạnh kiểm của mình. Đối với phần yêu cầu ghi xếp loại tốt nghiệp thì bạn bỏ qua vì từ năm 2016, Bộ GD – ĐT đã quyết định bỏ xếp loại tốt nghiệp.

Ngày vào Đoàn TNCSHCM: Ghi theo sổ đoàn của mình

Ngày vào Đảng CSVN: Ghi theo thẻ Đảng viên/quyết định kết nạp Đảng, nếu chưa thì để trống

Khen thưởng, kỷ luật: Ghi thông tin được khen thưởng/bị kỷ luật của mình (nếu không có ghi không)

Hộ khẩu thường trú: Ghi chính xác địa chỉ như ở sổ hộ khẩu gia đình của mình. Trong đó ghi rõ số nhà, thôn, xóm, xã (phường), huyện (quận), tỉnh (thành phố).

Diện chính sách: Thí sinh thuộc diện chính sách nào thi ghi rõ diện chính sách đó.

Khu vực ưu tiên: Thí sinh thuộc khu vực nào điền khu vực đó, giống giấy báo dự thi: 1; 2; 2NT, 3

Đối tượng ưu tiên: Thí sinh thuộc đối tượng nào điền khu vực đó, giống giấy báo dự thi: 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7

Ngành học: Ngành mà bạn đỗ vào trường, trong đó bạn cần phải viết rõ tên ngành ra.

Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ tổng điểm 3 môn xét tuyển vào trường (sau khi đã cộng điểm thưởng, không tính điểm ưu tiên theo đối tượng hoặc khu vực) và điểm thi của từng môn

Điểm thưởng: Nếu có điểm thưởng của các kỳ thi quốc gia hoặc quốc tế thì điền không có thì bỏ qua.

Lý do để được tuyển thẳng và được thưởng điểm: Nếu có thì ghi rõ lý do, không thì bỏ qua

Số chứng minh thư nhân dân: Điền đúng số CMND của mình

Tóm tắt quá trình học tập, công tác và lao động: Ghi rõ thời gian học tiểu học, THCS, THPT.

TRANG 3 - 4: Thành phần gia đình

Cha/Mẹ/Người giám hộ: Sinh viên ghi rõ họ và tên, quốc tịch, dân tộc, tôn giáo, địa chỉ thường trú, Số CMND/CCCD, nghề nghiệp, điện thoại liên lạc

Vợ hoặc chồng: Nếu có thì ghi đầy đủ các thông tin, chưa có thì bỏ qua

Họ và tên anh chị em ruột: Ghi rõ thông tin họ và tên anh trai, chị gái, em trai, em gái (nếu có) đang làm gì và ở đâu, không có thì bỏ qua

TRANG 5: Xác nhận

Cam đoan của gia đình về lời khai của học sinh, sinh viên: Sinh viên cần xin chữ ký của phụ huynh (bố hoặc mẹ hoặc người giám hộ) để xác nhận

Học sinh, sinh viên ký tên vào góc bên phải

Sau khi điền đầy đủ các thông tin, thí sinh cần đến chính quyền địa phương xã, phường đang cư trú để xác nhận thông tin và ghi rõ họ tên, ký, đóng dấu.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mẫu sơ yếu lý lịch

Lê Long Triều

lượt xem
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trình độ văn hóa là gì? Trình độ văn hóa ghi đại học hay 12/12 trong sơ yếu lý lịch?
Lao động tiền lương
Xin xác nhận sơ yếu lý lịch ở đâu?
Lao động tiền lương
Sơ yếu lý lịch chứng thực có giá trị trong bao lâu?
Lao động tiền lương
Khai sơ yếu lý lịch mẫu 2c BNV/2008 dành cho cán bộ, công chức có giống với khai SYLL viên chức không?
Lao động tiền lương
Cách viết sơ yếu lý lịch chuẩn cho người lao động?
Lao động tiền lương
Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh, sinh viên năm 2024 và cách viết? Sinh viên mới ra trường được nhận mức lương thử việc là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mẫu sơ yếu lý lịch tự thuật mới nhất 2024 và cách viết? Chứng thực sơ yếu lý lịch ở đâu?
Lao động tiền lương
Mẫu sơ yếu lý lịch cho cán bộ, công chức mới nhất năm 2024?
Lao động tiền lương
Mẫu 2C sơ yếu lý lịch dành cho cán bộ công chức và hướng dẫn cách viết mới nhất 2024?
Lao động tiền lương
Sơ yếu lý lịch công chức để tiếp nhận vào làm công chức phải lập trước bao nhiêu ngày?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào