Mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
Đối với sinh viên chưa có kinh nghiệm, việc xin thực tập có thể là một cơ hội quan trọng để có thể áp dụng kiến thức học tập vào môi trường thực tế và xây dựng nền tảng cho sự phát triển chuyên môn trong tương lai. Dưới đây là một mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên chưa có kinh nghiệm để giúp bạn bắt đầu hành trình thực tập của mình.
Mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
Mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên chưa có kinh nghiệm:
Mẫu đơn xin thực tập dành cho sinh viên chưa có kinh nghiệm
Một số lưu ý dành cho sinh viên đi thực tập
Chuẩn bị tâm lý: Hãy đi thực tập với tinh thần học hỏi, nhiệt huyết và sẵn sàng làm việc chăm chỉ. Đây là cơ hội để bạn học hỏi từ các chuyên gia và áp dụng kiến thức trong môi trường thực tế.
Tôn trọng và lắng nghe: Hãy tôn trọng đồng nghiệp, người hướng dẫn và những người có kinh nghiệm hơn. Việc lắng nghe ý kiến, hướng dẫn và phản hồi của họ là một cách đánh giá và hoàn thiện bản thân nhanh hơn.
Ghi chép và hỏi thêm: Hãy chăm chỉ ghi chép lại những điều quan trọng và hỏi thêm khi có thắc mắc. Đừng ngại việc hỏi thêm vì điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc cũng như một cách để giao tiếp tốt hơn với đồng nghiệp.
Chăm chỉ và đảm bảo chất lượng công việc: Luôn cố gắng làm việc chăm chỉ, hoàn thành nhiệm vụ một cách chính xác và đảm bảo chất lượng công việc. Điều này giúp bạn tạo được ấn tượng tốt và xây dựng mối quan hệ chuyên nghiệp.
Mở rộng mạng lưới giao tiếp: Tận dụng cơ hội để mở rộng mạng lưới giao tiếp, kết nối với những người trong lĩnh vực bạn quan tâm. Xây dựng mối quan hệ và tìm kiếm cơ hội học hỏi và phát triển hơn từ mạng lưới này.
Đặt mục tiêu và theo dõi tiến độ: Xác định những mục tiêu cụ thể cho việc thực tập của bạn và theo dõi tiến độ của mình. Điều này giúp bạn có sự định hướng và đảm bảo rằng bạn đạt được những gì bạn đã đề ra.
Học hỏi từ thất bại: Không sợ thất bại, hãy xem nó như một cơ hội để học hỏi và cải thiện. Rút ra bài học từ những sai sót và sẵn sàng thay đổi và phát triển.
Những điều trên sẽ giúp sinh viên có trải nghiệm thực tập hiệu quả và xây dựng một nền tảng tốt cho tương lai nghề nghiệp sau này.
Đi thực tập có được trả lương không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Vấn đề thực tập được đề cập tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 là một trong những chính sách của Nhà nước nhằm liên kết, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp nhận tạo điều kiện để người học thực tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nên thực tập sinh cũng không chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Do đó doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải trả lương cho thực tập sinh mà chỉ có trách nhiệm tiếp nhận và tạo điều kiện để người học nâng cao chất lượng đào tạo.
Mặc dù không có quy định pháp luật cụ thể về các chế độ dành cho sinh viên đi thực tập. Tuy nhiên, doanh nghiệp và sinh viên có thể thỏa thuận về quyền và trách nhiệm của mỗi bên cũng như các chế độ mà sinh viên thực tập có thể được hưởng khi tạo ra lợi ích đáng kể cho doanh nghiệp trong quá trình thực tập.
Lê Bửu Yến