Mẫu biên bản sự việc phổ biến nhất là mẫu nào? Cách viết biên bản sự việc như thế nào là chuẩn?

Biên bản sự việc là văn bản dân dụng được sử dụng phổ biến để ghi lại quá trình làm việc, trao đổi và thảo luận giữa các bên. Vậy mẫu biên bản sự việc phổ biến nhất là mẫu nào? Cách viết biên bản sự việc như thế nào là chuẩn? Câu hỏi của chị H.N (Lâm Đồng)

Biên bản sự việc là gì?

Mẫu biên bản sự việc được dùng để ghi chép nội dung, thông tin của một sự kiện, sự việc nào đó, có thể là một cuộc họp, cuộc trao đổi trong các doanh nghiệp, cũng có thể là các vụ việc tai nạn lao động, đánh nhau, vi phạm nội quy…

Người đọc có thể nắm bắt được thời gian, địa điểm và diễn biến của sự việc khi đọc biên bản sự việc.

Biên bản sự việc được sử dụng ở hầu hết các doanh nghiệp, liên quan tới các buổi làm việc, trao đổi, giải quyết vấn đề. Được xem là công cụ phổ biến, hữu hiệu để ghi chép các nội dung, thông tin cũng như quá trình diễn ra sự việc, làm việc giữa các thành phần tham gia.

Các biên bản sự việc được sử dụng phổ biến tại các doanh nghiệp, các cơ quan, đơn vị hành chính. Nhưng vì tính chất là văn bản ghi chép, lưu lại nên cũng có thể được sử dụng rộng rãi ở các cuộc họp, trao đổi ở các trường đại học, các sự kiện như đại hội đoàn, đại hội đảng,….

Hiện nay, biên bản sự việc không có quy chuẩn bắt buộc nào cần phải theo, tuy nhiên, để đảm bảo đầy đủ nội dung, biên bản làm việc thường bao gồm các nội dung chính sau đây:

- Thời gian, địa điểm lập biên bản.

- Thông tin về các thành phần tham gia: Người lập biên bản, người chứng kiến, người liên quan đến vụ việc...

- Nội dung sự việc;

- Kết thúc biên bản sự việc;

- Chữ ký người tham gia và người lập biên bản.

Theo đó, với mỗi sự việc khác nhau có thể sử dụng các Mẫu Biên bản sự việc khác nhau, trong đó nội dung biên bản sẽ thể hiện chi tiết nội dung tương ứng với sự việc.

Mẫu biên bản sự việc phổ biến nhất là mẫu nào? Cách viết biên bản sự việc như thế nào là chuẩn?

Cách viết biên bản sự việc như thế nào là chuẩn? (Hình từ Internet)

Mẫu biên bản sự việc phổ biến nhất là mẫu nào?

Hiện nay, mẫu biên bản sự việc không được quy định trong Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan. Thông thường mẫu biên bản sự việc sẽ được ban hành cụ thể để áp dụng tại từng đơn vị, công ty.

Dưới đây là mẫu biên bản sự việc mà các đơn vị có thể tham khảo:

(1) Mẫu biên bản sự việc (Mẫu chung)

Biên bản chung

Tải Mẫu biên bản sự việc chung: Tại đây

(2) Mẫu biên bản sự việc tai nạn lao động

Biên bản sự việc tai nạn lao động

Tải Mẫu c: Tại đây

Cách viết biên bản sự việc như thế nào là chuẩn?

Như nhiều loại văn bản khác, biên bản sự việc cần phải có quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên biên bản: Tên biên bản viết in hoa có dấu, đặt giữa trang giấy, cụ thể là: BIÊN BẢN SỰ VIỆC

- Ghi cụ thể thời gian, địa điểm lập biên bản

- Thông tin của người lập biên bản: họ tên, chức danh, phòng/ban làm việc

- Thông tin của người chứng kiến: họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú

- Thông tin người liên quan đến vụ việc: họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú.

- Trình bày thông tin vụ việc:

+ Nêu thời gian, địa điểm phát hiện hoặc xảy ra vụ việc

+ Nội dung diễn biến sự việc thế nào, hiện trường ra sao

+ Nguyên nhân dẫn đến sự việc là gì?

+ Người chứng kiến, người liên quan

+ Hậu quả tác hại của sự việc

+ Các biện pháp xử lý, kết quả xử lý (kèm theo biên bản thu giữ tang chứng, vật chứng (nếu có)

- Ghi thời gian kết thúc sự việc, những người có tên ký xác nhận vào biên bản.

Lưu ý:

- Khi viết biên bản sự việc cần ghi chép lại đầy đủ, chính xác, chi tiết và cụ thể sự việc đã xảy ra.

- Người ghi chép, lập biên bản sự việc phải tường thuật, ghi lại sự việc một cách đầy đủ, trung thực, khách quan.

- Nội dung trong biên bản cần rõ ràng, mạch lạc có trọng điểm, không lan man. Các thông tin cấc có sự liên qua, logic với nhau, ghi chép theo trình tự diễn biến sự việc hợp lý theo trình tự.

- Sử dụng ngôn từ ngắn gọn, súc tích, nêu vấn đề một cách khái quá, không nên dùng từ đa nghĩa gây nhầm lẫn cho người đọc.

- Biên bản sự việc cần có đầy đủ các thông tin.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên bản sự việc

Đoàn Thanh Hiền

34758 lượt xem
lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào