Kỹ năng cần có để tìm việc làm và chinh phục nhà tuyển dụng cho ứng viên?
Kỹ năng cần có để tìm việc làm và chinh phục nhà tuyển dụng cho ứng viên?
Để bước vào thị trường lao động, ứng viên cần phải trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết. Đây sẽ là những yếu tố quyết định sự thành công khi phỏng vấn cũng như cần thiết cho việc đi làm sau này.
1. Kỹ năng chuyên môn vững
Kỹ năng chuyên môn là toàn bộ nội dung và kiến thức liên quan đến một ngành về, công việc nhất định mà người dự tuyển có được thông qua quá trình đào tạo lâu dài. Kỹ năng chuyên môn không phải được thường xuyên trau dồi và cập nhật liên tục, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay.
Với những nghề đặc thù như bác sĩ, kỹ sư, giáo viên, luật sư,... sẽ yêu cầu kỹ năng chuyên môn khá khắt khe. Do đó, để ứng tuyển được vào các vị trí của thuộc những ngành nghề này, bạn cần giỏi cả trình độ.
Để tìm việc làm thành công cũng như thăng tiến, phát triển tốt con đường nghề nghiệp của mình thì bạn phải thường xuyên cập nhật, trau dồi, nâng cao kiến thức,... Bạn có thể tự học qua mạng, học từ vị sếp cũ và đồng nghiệp, học từ khách hàng hay tham gia hội thảo chuyên ngành, các khóa học ngắn hạn,... Tất cả những điều này sẽ giúp bạn nâng tầm kỹ năng chuyên môn hiệu quả nhất.
2. Kỹ năng ngoại ngữ, tin học thành thạo
Trong tình hình thị trường càng mở rộng và hội nhập, sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt là nền tảng vững chắc và lợi thế lớn cho sự nghiệp của bạn. Chắc chắn việc thông thạo ngoại ngữ sẽ giúp CV của bạn nổi bật và trở nên khác biệt giữa hàng loạt hồ sơ. Hãy đầu tư ít nhất 1 ngoại ngữ để mở ra nhiều cơ hội hơn trong sự nghiệp của bản thân.
Và khi công nghệ đã len lỏi vào hầu hết mọi ngành nghề thì kỹ năng về tin học là rất cần thiết.
3. Quản lý thời gian và tổ chức công việc hiệu quả
Quản lý thời gian và tổ chức công việc là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian, giúp phân bố thời gian thực hiện công việc một cách hợp lý và hoàn thiện hơn.
Bạn cần biết cách sắp xếp kế hoạch, nhiệm vụ thực hiện theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng. Điều này giúp giảm căng thẳng trong công việc và bạn sẽ có thêm thời gian để làm những công việc khác. Cũng thông qua kỹ năng này, nhà tuyển dụng sẽ thấy được tính kỷ luật và rõ ràng, chuyên nghiệp trong cách làm việc của bạn.
4. Giao tiếp và đàm phán, thuyết phục tốt
Bất kỳ công việc nào hiện nay cũng cần đến kỹ năng giao tiếp. Sở hữu kỹ năng này cho thấy bạn có khả năng tương tác tốt với khách hàng, đồng nghiệp và tiếp nhận môi trường mới tốt.
Mặt khác, giao tiếp giỏi còn giúp bạn đưa ra ý kiến và truyền đạt thông tin rõ ràng, dễ hiểu hơn trong các cuộc họp, buổi thảo luận nhóm và thu hút sự chú ý của mọi người.
Trong quá trình tham gia phỏng vấn, giao tiếp và thuyết phục tốt cũng là kỹ năng quan trọng giúp bạn tạo ấn tượng, ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng. Bạn có thể nói rằng, với khả năng giao tiếp, đàm phán tốt kết hợp kiến thức chuyên môn vững chắc của mình sẽ giúp thuyết phục khách hàng thành công và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
5. Nghiên cứu và phân tích chính xác
Đây là kỹ năng quan trọng để phục vụ cho công việc tìm kiếm số liệu, nghiên cứu thông tin, thị trường, ngành nghề đang làm việc,... Khi kỹ năng này được liệt kê trong CV, nhà tuyển dụng sẽ biết rằng bạn có khả năng tìm kiếm, tổng hợp và nghiên cứu, phân tích thông tin. Từ đó, họ sẽ đưa ra nhận định, đánh giá về sự phù hợp của bạn đối với vị trí đang ứng tuyển.
Có thể nói, nghiên cứu và phân tích là kỹ năng hết sức quan trọng cho quá trình làm việc của bạn bởi tất cả những nhiệm vụ bạn làm đều cần có động cơ, cơ sở. Để phát triển kỹ năng này, bạn cần xác định, phân tích vấn đề rồi mới định hướng giải quyết, thử nghiệm thực tiễn và đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm cho những lần sau.
6. Giải quyết vấn đề khách quan
Trong công việc thường phát sinh những tình huống bất ngờ nên bạn cần chủ động tích lũy kỹ năng giải quyết vấn đề. Khi có bất kỳ tình huống, vấn đề nào xảy ra thì thay vì hoảng loạn, bối rối, bạn hãy bình tĩnh suy nghĩ, xem xét cẩn thận trên mọi khía cạnh của vấn đề để đưa ra hướng giải quyết hiệu quả nhất.
Người có khả năng giải quyết vấn đề tốt sẽ luôn tự tin, tích cực và nhạy bén với mọi vấn đề và tích lũy cho bản thân được nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc, học tập. Kỹ năng này cũng là một điểm cộng cho bạn khi nộp hồ sơ tìm việc.
7. Làm việc nhóm
Hầu hết tất cả ngành nghề hiện nay đều yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng này nhằm phục vụ công việc chung hiệu quả. Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm người có khả năng làm việc nhóm tốt, biết cách xây dựng tình đoàn kết và truyền tinh thần làm việc cho nhau. Chính vì vậy, bạn đừng quên trau dồi kỹ năng này để thể hiện trong CV của mình.
8. Vượt qua được áp lực cao
Áp lực công việc xuất hiện khi phải đối mặt với nhiều vấn đề căng thẳng, cấp bách cần xử lý gấp trong cùng một khoảng thời gian ngắn. Với môi trường làm việc năng động và chuyên nghiệp như hiện nay, rất nhiều công việc yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng làm việc dưới áp lực cao. Ngay từ khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng đã chú ý đến khả năng chịu áp lực công việc của mỗi ứng viên. Vậy nên, bạn phải chuẩn bị tinh thần vững vàng trước khi ứng tuyển và đảm bảo bản không bị áp lực công việc làm gục ngã.
Lưu ý: Thông tin về những kỹ năng nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo. Tìm kiếm việc làm có thể là một quá trình khá thách thức, nhưng với sự sáng tạo và kiên nhẫn, bạn có thể tìm thấy cơ hội phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của mình.
Kỹ năng cần có để tìm việc làm và chinh phục nhà tuyển dụng cho ứng viên? (Hình từ Internet)
Cần chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn xin việc làm thành công?
(1) Trang phục nghiêm chỉnh, phù hợp, lịch sự
Ngoại hình là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến ấn tượng của nhà tuyển dụng. Cho dù bạn có kinh nghiệm đến đâu, nếu bạn đi phỏng vấn trong chiếc áo phông và quần jean, bạn sẽ bị đánh giá là có kỹ năng phỏng vấn kém, bất cẩn và thiếu tôn trọng doanh nghiệp.
Trang phục chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự thể hiện sự tôn trọng và nghiêm túc đối với công ty và vị trí bạn đang ứng tuyển, đồng thời tạo thiện cảm với người đối diện. Tránh những cách ăn mặc sai lầm cho một cuộc phỏng vấn việc làm có thể giúp bạn cảm thấy tự tin hơn và bắt đầu cuộc phỏng vấn suôn sẻ hơn.
(2) Chuẩn bị đầy đủ các tài liệu cần thiết
Nhà tuyển dụng thường sẽ yêu cầu ứng viên chuẩn bị bản cứng của CV/Resume, hay các chứng chỉ liên quan. Đừng để đến ngày đi phỏng vấn mới bắt đầu in những tài liệu này.
Hãy chuẩn bị xong xuôi tất cả trước đó để tránh những sai sót không đáng có.
(3) Tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn
Không có phương thức luyện tập nào hiệu quả hơn việc tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thường gặp với một người khác. Họ sẽ vào vai người quản lý và nhà tuyển dụng; để lắng nghe và cho bạn nhận xét câu trả lời liệu có hợp lý.
Tốt nhất, bạn nên nhờ sự hỗ trợ của người có kinh nghiệm và chuyên môn. Họ sẽ có những nhận xét sát với câu trả lời. Nhờ đó, bạn biết được mình có thể cải thiện điểm nào và cho lời khuyên thay đổi câu trả lời phù hợp.
(4) Tìm hiểu kỹ về công ty ứng tuyển
Biết được những thông tin quan trọng nhất về công ty có thể giúp bạn bước vào cuộc phỏng vấn một cách tự tin. Các yếu tố có thể tìm hiểu bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, các sản phẩm/ dịch vụ mà công ty cung cấp, sứ mệnh và mục tiêu phát triển của công ty.
Ngoài ra, bạn có thể truy cập vào các trang web của công ty, các bài đăng trên mạng xã hội và các thông cáo báo chí gần đây để tìm hiểu thêm và chỉ ra lý do tại sao chúng phù hợp với môi trường và định hướng của bạn.
(5) Đến đúng giờ
Đây là một trong những lưu ý bạn không nên coi nhẹ. Đến sớm và đúng giờ khi đi phỏng vấn xin việc sẽ khiến bạn trở nên chuyên nghiệp và có thiện chí trong mắt nhà tuyển dụng.
Nếu đến muộn, bạn không những làm mất thì giờ của người khác mà còn khiến bản thân xuống tinh thần, mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
(6) Thái độ thân thiện, hoà nhã khi phỏng vấn
Tự tin trả lời phỏng vấn xin việc không chỉ góp phần tạo nên bầu không khí tự tin, chuyên nghiệp hơn mà còn cho thấy sự uy tín với nhà tuyển dụng của bạn.
Một trong những kỹ năng bạn cần rèn luyện khi đi phỏng vấn đó là sự tự tin. Đó có thể là cách bạn nhìn thẳng vào mắt người hỏi, giọng nói có vừa phải và rõ ràng, dễ hiểu và nhất quán.
(7) Thể hiện nhiệt huyết dành cho công việc
Sự hào hứng khi kể về công việc; những dự định của bản thân ở môi trường mới và tinh thần sẵn sàng học hỏi;… là điều mà bất cứ nhà tuyển dụng cũng tìm kiếm ở ứng viên. Điều này không chỉ tốt cho tổ chức mà còn tốt cho chính bạn. Vì nếu bạn không có nguồn năng lượng này, bạn sẽ không thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Hãy tìm hiểu kỹ công việc trước khi ra quyết định ứng tuyển; và hãy tận dụng điểm khiến bạn đam mê và tập trung nói về nó trong buổi phỏng vấn.
(8) Câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Một cuộc phỏng vấn là một cuộc trò chuyện hai chiều. Ngoài việc chuẩn bị cho một cuộc phỏng vấn, bạn cũng cần đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Việc ứng viên câu hỏi cho nhà tuyển dụng cho thấy tính chủ động và sự quan tâm đến công việc ứng tuyển.
(7) Cảm ơn sau khi phỏng vấn xong
Không chỉ có nhà tuyển dụng, mà các ứng viên cũng cần gửi lời cảm ơn ngược lại. Bạn có thể viết email hoặc để lại lời nhắn trên giấy như cách thể hiện sự biết ơn và trân trọng cơ hội phỏng vấn trực tiếp lần này.
Ngay cả khi bạn không phù hợp với vị trí lần này, các nhà tuyển dụng cũng có ấn tượng tốt và sẵn sàng tuyển dụng bạn cho các vị trí phù hợp khác trong tương lai.
Phan Thị Huyền Trân