Kỹ năng cần có của trợ giảng là gì? Trợ giảng có thể làm việc ở đâu?
Trợ giảng là ai?
Trợ giảng (Teaching Assistant) là vị trí hỗ trợ giáo viên trong công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường học, trung tâm đào tạo hoặc cơ sở giáo dục. Trợ giảng được xem như trợ lý cho các giảng viên hoặc giáo viên đứng lớp chính trong các buổi học.
Trợ giảng có thể là sinh viên đại học, mới tốt nghiệp hoặc nhân viên giáo dục cần trau dồi kỹ năng quản lý và tích lũy kinh nghiệm giảng dạy. Tuy là vị trí tạm thời nhưng trợ lý mang đến cơ hội để trở thành giáo viên, giảng viên chính thức hoặc các quản lý thuộc lĩnh vực giáo dục khác.
Kỹ năng cần có của trợ giảng là gì? Trợ giảng có thể làm việc ở đâu?
Kỹ năng cần có của trợ giảng là gì?
Một trợ giảng cần có nhiều kỹ năng trong công việc, bao gồm:
Kỹ năng giao tiếp: Trợ giảng phải truyền tải lại các bài học sao cho mọi học sinh đều hiểu bài. Một số học sinh có thể bị khuyết tật, vì vậy trợ giảng sẽ cần có những cách dạy khác. Họ cũng cần trò chuyện thường xuyên với các cố vấn hoặc phụ huynh về tình hình học tập của học sinh.
Sáng tạo: Biết cách truyền đạt ý tưởng theo nhiều cách khác biệt là một điểm lưu ý cần thiết của trợ giảng, vì vậy họ phải thật sáng tạo. Một vài học sinh có lẽ sẽ không thể hiểu được bài giảng theo cách dạy thông thường, vì vậy các trợ giảng sẽ cần nghĩ ra những cách giảng dạy khác để học sinh có thể tiếp thu được bài học.
Kiên nhẫn: Một trợ giảng phải có tính kiên nhẫn khi làm việc với học sinh bởi họ cần lặp đi lặp lại những chỉ dẫn rất nhiều lần hoặc phải dạy một bài học cho nhiều học sinh.
Khả năng đồng cảm: Một số học sinh sẽ trở nên khó chịu khi không thể hiểu được bài học, vì vậy các trợ giảng cần có sự cảm thông với các em. Họ cần thể hiện với các học sinh rằng họ hiểu sự thất vọng đó và sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ các học sinh.
Sẵn sàng học hỏi: Các trợ giảng thường phải tìm hiểu thêm nhiều tài liệu học tập mới khi giáo viên cập nhật chương trình giảng dạy. Họ phải luôn sẵn lòng học hỏi các kiến thức mới và ghi nhớ kỹ các thông tin đó để có thể giúp học sinh giải đáp các thắc mắc khi cần. Một số nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu trợ giảng tham gia các lớp giáo dục thường xuyên mỗi năm để nâng cao kiến thức sẵn có.
Kỹ năng sử dụng máy tính: Nhiều công việc của trợ giảng cần sự trợ giúp của máy tính, vì vậy cần biết cách sử dụng các chức năng cơ bản như sử dụng internet và soạn thảo văn bản. Một số công việc yêu cầu gửi mail cho nhân viên khác hoặc phụ huynh học sinh, nghiên cứu thông tin cho các bài tập hoặc lập các bảng tính để biên soạn các dữ liệu.
Trợ giảng có thể làm việc ở đâu?
- Trợ giảng có thể làm việc trong nhiều môi trường khác nhau: tại các trường cao đẳng, đại học, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông hoặc các trung tâm dạy thêm. Họ dành phần lớn thời gian tại các lớp học, nhưng cũng có những hoạt động cần hỗ trợ giáo viên bên ngoài, chẳng hạn như giám sát học sinh lên xe buýt hoặc trong giờ giải lao.
- Trợ giảng có thể phải dành nhiều thời gian ngồi một chỗ để trợ giúp giảng bài cho học sinh trong giờ học. Họ cũng sẽ phải thường xuyên đi lại để xem có học sinh nào cần giúp đỡ hay không, và đôi khi phải cúi người hoặc ngồi xổm tùy vào hoàn cảnh dạy học. Nghề trợ giảng có xu hướng gặp ít chấn thương, tuy nhiên vẫn có những trường hợp cần nâng, bế học sinh nên thận trọng để tránh thương tích. Các hoạt động dùng sức khác có thể sẽ cần thiết đối với trợ giảng làm việc với các học sinh cần được hỗ trợ đặc biệt.
- Phần lớn nghề trợ giảng làm việc bán thời gian, tuy nhiên số khác vẫn có thể làm việc toàn thời gian. Lịch làm việc thường là từ thứ Hai đến thứ Sáu nhưng có thể làm thêm giờ vào cuối tuần nếu cần thiết. Trợ giảng thường làm việc vào ban ngày, nhưng vẫn có thể có mặt vào buổi tối để hỗ trợ cho các sự kiện đặc biệt. Một số trợ giảng vẫn được nghỉ hè, tuy nhiên có thể làm việc tại các trường hè hoặc các trường học hoạt động quanh năm.
Lê Long Triều