Hướng dẫn cách viết ưu điểm và nhược điểm trong CV xin việc?
Ưu điểm và nhược điểm là gì?
- Ưu điểm là một trong những yếu tố giúp định hướng nghề nghiệp cũng như có phương hướng phát triển cho tương lai. Ưu điểm là tập hợp những phẩm chất và kỹ năng xuất sắc mà bạn có trong nhiều khía cạnh khác nhau, từ kỹ năng công việc cho đến cuộc sống.
- Nhược điểm là những khía cạnh, kỹ năng hoặc năng lực mà ta chưa hoàn thiện hoặc thường gặp khó khăn. Nhược điểm không phải là điều xấu mà là cơ hội để nhận thức, học hỏi và hoàn thiện bản thân. Bằng cách nhìn nhận và đối mặt với điểm yếu, chúng ta có thể trau dồi những kỹ năng mới, tăng sự tự tin và có sự tiến bộ trong công việc và cuộc sống.
Hướng dẫn cách viết ưu điểm và nhược điểm trong CV xin việc?
Hướng dẫn cách viết ưu điểm và nhược điểm trong CV xin việc?
Trong CV xin việc nên nhấn mạnh những ưu điểm của mình và ưu tiên ưu điểm của mình hơn nhược điểm để CV hợp lý và tạo ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng.
Để làm cho CV xin việc hiệu quả và ấn tượng hơn, có thể viết vào CV những ưu điểm và nhược điểm (điểm mạnh và điểm yếu) như sau:
Hướng dẫn viết ưu điểm trong CV xin việc
- Ưu điểm công việc: Nên tập trung vào những kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc của mình tốt hơn. Ví dụ, vị trí content marketing yêu cầu các điểm mạnh như phong cách linh hoạt và đa dạng cũng như khả năng sử dụng các công cụ chỉnh sửa hình ảnh cơ bản.
- Ưu điểm về kỹ năng mềm: Ví dụ: biết lắng nghe, phân tích, giao tiếp tốt. Hoặc bạn có thể quản lý, biết cách sắp xếp công việc, thời gian và cân bằng các yếu tố liên quan.
- Ưu điểm liên quan đến tính cách: Hãy nhớ rằng bạn chỉ nên đề cập đến những tính cách thực sự phù hợp với vị trí. Ví dụ, đối với một nhân viên bán hàng, có thể đánh giá các điểm mạnh về tính cách như hòa đồng, nhiệt tình và đạo đức làm việc.
Hướng dẫn viết nhược điểm trong CV xin việc
- Nhược điểm về chuyên môn: Ví dụ, nếu không có nhiều kinh nghiệm làm việc, không đủ hiểu biết về một số công cụ sẽ giúp ích trong công việc, hoặc không có kiến thức chuyên môn sâu… Có thể làm cho những điểm yếu này trở nên thực tế hơn bằng thang chấm điểm thực tế.
- Nhược điểm về kỹ năng: Kỹ năng giao tiếp, sự khéo léo trong công việc chưa tốt. Hoặc quá căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến sự thiếu kiên nhẫn, thiếu tự tin, khả năng tổ chức công việc và thời gian làm việc thiếu hiệu quả…
- Nhược điểm về tính cách: Có thể đưa ra điểm yếu như một số trường hợp bạn có thể khá thiếu kiên nhẫn, trong quá trình làm việc có thể hơi nóng giận khi người khác cản trở và ảnh hưởng đến công việc.
Lưu ý khi viết ưu điểm và nhược điểm trong CV xin việc
- Cân nhắc sự liên quan đến vị trí công việc
"Trước tiên, về điểm mạnh ghi trong CV", nên tập trung vào việc lựa chọn những ưu điểm của bản thân liên quan đến vị trí ứng tuyển. Điều này có thể bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm, kỹ năng tin học văn phòng, hoặc năng khiếu. Bằng cách này, có thể giúp nhà tuyển dụng dễ dàng đối chiếu với các thông tin về "Kinh nghiệm làm việc" và "Kỹ năng" trong hồ sơ xin việc, đánh giá được sự phù hợp của mình với vị trí đó.
- Không liệt kê quá nhiều điểm mạnh điểm yếu
Có một điều cần biết khi viết CV xin việc: việc liệt kê quá nhiều ưu điểm sẽ khiến CV trở nên quá lố, trong khi quá nhiều điểm yếu sẽ gây bất lợi cho bạn. Vì thế, tốt nhất là chọn ra 3-5 điểm mạnh nhất và tối đa 3 điểm yếu để ghi trong CV. Tuy nhiên, không nên bỏ qua việc đưa ra những điểm mạnh của bản thân, vì điều này sẽ giúp tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và xây dựng thương hiệu cá nhân của mình. Trong khi đó, việc chỉ đưa ra quá nhiều điểm yếu sẽ khiến nhà tuyển dụng có đánh giá tiêu cực.
- Không nói quá, rập khuôn
Khi ghi các điểm mạnh trong CV, cần chọn từ ngữ khéo léo để tránh gây ấn tượng tự cao tự đại cho nhà tuyển dụng. Nên tránh sử dụng các từ khoa trương như "siêu", "đỉnh", "giỏi", "xuất sắc", "top" vì nó có thể khiến cho CV của bạn trở nên quá khoe khoang.
- Ghi ở mục cuối trong CV
Nếu không muốn nhắc đến ưu điểm trong CV, có thể gộp kỹ năng và nhược điểm vào cùng một mục. Tuy nhiên, nếu muốn trình bày cả điểm mạnh và điểm yếu trong CV, thì nên tạo một mục riêng để đặt ở cuối trang. Việc này giúp bố cục của hồ sơ xin việc trở nên logic hơn, vì các thông tin quan trọng sẽ được trình bày đầu tiên, còn các thông tin bổ trợ khác sẽ được đặt sau đó.
Lê Long Triều