Học viện Tư pháp nhận hồ sơ dự tuyển Lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 9 lần 2 năm 2024 tại TP.HCM và TP.HN đến ngày nào?
Thừa phát lại là ai?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
2. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Theo đó, Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định.
Học viện Tư pháp nhận hồ sơ dự tuyển Lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 9 lần 2 năm 2024 tại TP.HCM và TP.HN đến ngày nào? (Hình từ Internet)
Học viện Tư pháp nhận hồ sơ dự tuyển Lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 9 lần 2 năm 2024 tại TP.HCM và TP.HN đến ngày nào?
Căn cứ theo Thông báo 1056/TB-HVTP năm 2024 thì hạn nhận hồ sơ dự tuyển Lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 9 lần 2 năm 2024 tại TP. HCM và TP. HN của Học viện Tư pháp là ngày 04/10/2024.
Bên cạnh đó, một số thông tin cần lưu ý về thông báo tuyển sinh Lớp đào tạo nghề Thừa phát lại khóa 9 lần 2 năm 2024 tại TP. HCM và TP. HN của Học viện Tư pháp như sau:
- Đối tượng tuyển sinh: Người có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Hình thức đào tạo: Đào tạo theo tín chỉ (18 tín chỉ).
- Thời gian đào tạo: 06 tháng.
- Văn bằng tốt nghiệp: Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
- Địa điểm đào tạo:
+ Tại TP. Hà Nội: Học viện Tư Pháp, phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội.
+ Tại TP. Hồ Chí Minh: Cơ sở tại TP. Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phường Linh Tây, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
- Học phí: 16 triệu đồng/học viên.
- Hồ sơ dự tuyển: Mỗi thí sinh nộp 02 bộ hồ sơ (bản giấy) gồm:
- 02 Sơ yếu lý lịch dán ảnh có xác nhận của UBND cấp xã hoặc phòng/văn phòng công chứng.
- 02 Phiếu đăng ký tuyển sinh dán ảnh ghi rõ địa chỉ email/số điện thoại của thí sinh.
- 02 Bản công chứng/chứng thực bằng tốt nghiệp cử nhân luật. Đối với bằng tốt nghiệp ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc văn bản xác định trường hợp không phải công nhận văn bằng tương đương.
- 04 ảnh 4x6 ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh của thí sinh ở mặt sau ảnh.
- Hình thức nộp hồ sơ:
+ Trực tiếp trong giờ hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu (trừ ngày nghỉ lễ, tết).
+ Nộp qua bưu điện.
- Địa điểm nhận hồ sơ:
+ Tại TP Hà Nội: Phòng A104 - Phòng Đào tạo và Công tác học viện, Học viện Tư pháp - Phố Trần Vỹ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
+ Tại TP Hồ Chí Minh: Tầng 3 - Tổ Đào tạo và Công tác học viện - Cơ sở tại TP Hồ Chí Minh - Số 821 Kha Vạn Cân, phương Linh Tây, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh.
Xem chi tiết Thông báo 1056/TB-HVTP năm 2024: Tại đây
Tiêu chuẩn để bổ nhiệm Thừa phát lại là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại
1. Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
3. Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
4. Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
5. Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Theo đó, tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại gồm:
- Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định.
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Đỗ Thị Tỉnh