Giai cấp là gì? Ví dụ về giai cấp? Nguồn gốc giai cấp do sự phân hóa về chức năng lao động trong xã hội đúng không?
Giai cấp là gì? Nguồn gốc giai cấp do sự phân hóa về chức năng lao động trong xã hội đúng không?
Sự ra đời, tồn tại của giai cấp gắn với những hệ thống sản xuất xã hội nhất định. Sự khác nhau về địa vị của giai cấp trong hệ thống sản xuất là do:
- Thứ nhất, khác nhau về quan hệ của họ đối với việc sở hữu những tư liệu sản xuất của xã hội.
- Thứ hai, khác nhau về vai trò của họ trong tổ chức quản lý sản xuất, tổ chức quản lý lao động xã hội.
- Thứ ba, khác nhau về phương thức và quy mô thu nhập những sản phẩm lao động của xã hội.
Trong những sự khác nhau trên đây, sự khác nhau của họ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất có ý nghĩa quyết định. Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất sẽ trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm đoạt những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác. Đó là bản chất của những xung đột giai cấp trong các xã hội có giai cấp đối kháng.
Trong các xã hội có giai cấp, ngoài giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, còn có các giai cấp và tầng lớp trung gian khác. Bộ phận này không có vị trí cơ bản trong phương thức sản xuất, nó thường xuyên bị phân hóa. Nhân tố chi phối sự phân hóa của các tầng lớp trung gian là lợi ích. Các giai cấp và tầng lớp trung gian ngả về phía giai cấp thống trị hay bị trị là tùy thuộc vào vị trí lợi ích của họ. Giai cấp thực chất là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử. Nó luôn luôn vận động biến đổi cùng với sự biến đổi của lịch sử.
Tóm lại giai cấp là một hệ thống phân tầng xã hội, trong đó các nhóm người có vị trí xã hội khác nhau dựa trên nhiều yếu tố như tài sản, quyền lực, và chức năng lao động.
Giai cấp là một nhóm người trong xã hội có vị trí tương đương nhau trong hệ thống phân tầng xã hội. Các yếu tố như thu nhập, tài sản, nghề nghiệp, địa vị xã hội, quyền lực, giáo dục và quan điểm chính trị thường được sử dụng để xác định giai cấp.
Nguồn gốc giai cấp: Giai cấp xuất hiện khi có sự phân hóa về tài sản và chức năng lao động trong xã hội. Khi sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất xuất hiện, con người bắt đầu có sự hưởng thụ tài sản và khả năng lao động khác nhau, dẫn đến sự phân hóa giai cấp.
Cụ thể, có hai con đường chính tạo ra nguồn gốc giai cấp:
- Sự phân hóa bên trong nội bộ công xã. Ví dụ: Khi công xã nguyên thủy phát triển, sự phân công lao động và sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dẫn đến sự phân hóa thành kẻ thống trị và người bị trị
- Chiến tranh và bắt giữ tù binh. Ví dụ:Trong các cuộc chiến tranh giữa các bộ lạc, những tù binh bị bắt sẽ trở thành nô lệ, tạo ra sự phân chia giai cấp giữa chủ nô và nô lệ.
Giai cấp là gì? Ví dụ về giai cấp? Nguồn gốc giai cấp do sự phân hóa về chức năng lao động trong xã hội đúng không? (Hình từ Internet)
Một số ví dụ về giai cấp?
Dưới đây là một số ví dụ về giai cấp trong các xã hội khác nhau:
- Trung Hoa cổ đại: Xã hội được chia thành các giai cấp như quân tử (những người có học thức và địa vị cao), tiểu nhân (những người có địa vị thấp hơn), và thứ dân (bao gồm sĩ, nông, công, thương - tức là học giả, nông dân, thợ thủ công, và thương nhân).
- Hy Lạp cổ đại: Xã hội được chia thành dân tự do và dân nô lệ. Dân tự do có quyền lợi và địa vị cao hơn, trong khi dân nô lệ không có quyền lợi và thường phải làm việc nặng nhọc.
- Ấn Độ cổ đại: Xã hội được chia thành bốn đẳng cấp chính: tăng lữ (Brahmin), chiến binh (Kshatriya), thợ thủ công (Vaishya), và người làm ruộng và đầy tớ (Shudra).
- Xã hội tư bản hiện đại:
+ Giai cấp tư sản: Những người sở hữu tài sản và vốn để đầu tư vào kinh doanh và sản xuất.
+ Giai cấp công nhân: Những người làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp và nhận lương từ việc lao động.
+ Giai cấp nông dân: Những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và trồng trọt.
- Xã hội chủ nghĩa:
+ Giai cấp công nhân: Những người lao động trong các ngành công nghiệp.
+ Giai cấp nông dân: Những người làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.
+ Tầng lớp trí thức: Những người làm việc trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học, và văn hóa.
Pháp luật lao động hiện nay trao cho người lao động các quyền gì?
Theo Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì quyền của người lao động bao gồm:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Phạm Đại Phước