Đánh giá nhân sự là gì? Đánh giá nhân sự thông qua những tiêu chí nào?
Đánh giá nhân sự là gì?
Đánh giá nhân sự là quá trình đánh giá và định giá lại năng lực, kỹ năng và hiệu suất làm việc của nhân viên trong công ty. Nó giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát về nhân viên và từ đó đưa ra các quyết định phù hợp để cải thiện và phát triển nhân lực. Đánh giá nhân sự không chỉ đơn thuần là việc xếp hạng nhân viên, mà còn là cơ hội để nhân viên tự đánh giá bản thân và nhận được phản hồi từ cấp trên về những điểm mạnh và điểm cần cải thiện của mình.
Đánh giá nhân sự là gì? Đánh giá nhân sự thông qua những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Khi nào cần đánh giá nhân sự?
Việc đánh giá nhân viên không chỉ nên xảy ra vào thời điểm cố định mà cần linh hoạt và phù hợp với mục tiêu của tổ chức để đảm bảo hiệu quả. Một số thời điểm phù hợp mà doanh nghiệp có thể tham khảo là:
(1) Tuyển dụng nhân viên mới
Việc đánh giá nhân sự mới giúp xác định mức độ phù hợp với môi trường làm việc và văn hóa tổ chức. Yếu tố này tạo cơ hội cho bên tuyển dụng có cuộc trò chuyện sâu với ứng viên, nhằm hiểu rõ hơn về mục tiêu và định hướng nghề nghiệp của họ.
Một ví dụ điển hình là việc phỏng vấn kiến thức chuyên môn, trong đó ứng viên có thể trình bày và minh họa cách họ giải quyết vấn đề cụ thể, giúp đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc và đóng góp ngay từ ngày đầu làm việc.
Việc đánh giá trên còn giúp doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về tiềm năng và tài năng của ứng viên, góp phần xây dựng đội ngũ nhân sự tài năng và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức.
(2) Kết thúc giai đoạn thử việc
Khi giai đoạn thử việc của một nhân viên kết thúc, doanh nghiệp cần đánh giá để quyết định có nhận nhân viên đó vào làm việc chính thức không. Vì vậy, việc đánh giá khá quan trọng trong việc đảm bảo nhân viên hoàn thành tốt các yêu cầu công việc và phù hợp với tổ chức, đồng thời có thể giúp định hình công việc trong tương lai của họ.
Một số phương thức giúp công ty thực hiện đánh giá là thông qua cuộc trò chuyện cá nhân, đánh giá bằng văn bản, hoặc sử dụng hệ thống đánh giá trực tuyến. Điều quan trọng nhất là việc đánh giá cần được thực hiện một cách công bằng và minh bạch, với tiêu chí rõ ràng và tính tôn trọng đối với đóng góp của nhân viên.
(3) Kỳ đánh giá tăng lương
Đánh giá nhân sự khi đến kỳ đánh giá tăng lương là bước quan trọng để xác định xem nhân viên đã đáp ứng được các tiêu chuẩn và kỳ vọng của công ty hay không.
Đánh giá này không chỉ thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên mà còn tạo cơ hội cho họ cải thiện hiệu quả công việc việc và phát triển. Lưu ý quan trọng là doanh nghiệp nên có hệ thống đánh giá công bằng và minh bạch, sử dụng các tiêu chí rõ ràng.
Ngoài ra, việc trao đổi thông tin và phản hồi với nhân viên khá quan trọng để họ hiểu rõ về đánh giá và có cơ hội thảo luận về cách cải thiện. Điều này giúp tạo ra môi trường làm việc tích cực và đảm bảo công ty thực hiện việc tăng lương một cách công bằng.
(4) Vấn đề về hiệu suất công việc
Đánh giá nhân sự khi có vấn đề về hiệu suất công việc là cần thiết để giải quyết các khó khăn ngay từ đầu. Công ty và nhân viên có cơ hội thảo luận về các khía cạnh của công việc, xác định nguyên nhân gây ra vấn đề, và đề xuất các giải pháp.
Việc đánh giá này có hiệu quả trong việc tạo ra sự minh bạch và trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên thực hiện đánh giá với sự tôn trọng, tránh đánh đồng việc đánh giá với trừng phạt hoặc xem thường nhân viên.
Ngoài ra, tổ chức nên sử dụng hệ thống có tiêu chí rõ ràng và mục tiêu cụ thể để đánh giá hiệu suất công việc. Việc tạo cơ hội cho nhân viên tự đề xuất những cách để cải thiện và phát triển cũng giúp họ cảm thấy được đồng hành trong việc nâng cao hiệu suất làm việc.
Đánh giá nhân sự thông qua những tiêu chí nào?
Một số tiêu chí mà doanh nghiệp có thể tham khảo khi đánh giá nhân sự là:
(1) Năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn bao gồm kiến thức về lĩnh vực trong công việc, cũng như việc kịp các xu hướng và cập nhật trong ngành. Phương thức đánh giá năng lực nhân viên là thông qua việc kiểm tra kiến thức cơ bản và hiểu biết về nguyên tắc làm việc.
Khía cạnh khác nên được cân nhắc là khả năng ứng dụng kiến thức vào thực tế công việc. Ví dụ, một kỹ sư cần có khả năng áp dụng kiến thức kỹ thuật để thiết kế và xây dựng sản phẩm.
Không chỉ dừng lại ở kiến thức và kỹ năng, xem xét năng lực chuyên môn còn liên quan đến khả năng nâng cao sự phát triển trong lĩnh vực đó, bao gồm việc tham gia vào các khóa học đào tạo, tự học hỏi, và chia sẻ kiến thức với đồng nghiệp.
Cuối cùng, khả năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định thông minh trong lĩnh vực chuyên môn cũng là yếu tố quan trọng. Đánh giá này có thể được thực hiện thông qua phân tích cách thức nhân viên giải quyết thách thức liên quan đến công việc.
(2) Thái độ làm việc
Việc đánh giá thái độ làm việc của nhân viên khá quan trọng vì thái độ làm việc ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất tổ chức và mối quan hệ. Khi nhân viên có tinh thần làm việc, khả năng tương tác cao và khả năng xử lý khó khăn hiệu quả, họ có thể góp phần xây dựng môi trường làm việc tích cực và đóng góp vào thành công của tổ chức.
Thái độ tích cực và nhiệt tình trong công việc thể hiện sự cam kết của nhân viên cho tổ chức. Để xem xét tiêu chí này, doanh nghiệp nên quan sát xem nhân viên có tham gia tích cực vào các dự án, đề xuất ý kiến xây dựng, và hợp tác với đồng nghiệp hiệu quả không.
Ngoài ra, thái độ tích cực có thể tạo động lực cho bản thân và đồng nghiệp, cải thiện tinh thần làm việc và kết quả công việc.
Sự hợp tác và khả năng linh hoạt trong làm việc nhóm cũng là một tiêu chí quan trọng. Nghiên cứu của Harvard Business Review chỉ ra rằng các đội ngũ có tính hợp tác cao thường có khả năng giải quyết vấn đề nhanh hơn và đạt được kết quả tốt hơn.
Để đánh giá tiêu chí này, công ty nên xem xét cách nhân viên làm việc với đồng nghiệp, mức độ sẵn sàng chia sẻ thông tin và kiến thức, và khả năng thích nghi với thay đổi trong công việc.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Đoàn Thanh Hiền