Công việc freelancer phổ biến hiện nay gồm những việc gì? Khó khăn gì khi làm công việc freelancer?
Công việc freelancer phổ biến hiện nay gồm những việc gì?
Các nghề freelancer phổ biến trên thị trường Việt Nam gồm:
1. Nghề viết bài – blogger freelancer
Một hình thức công việc cổ điển của nghề freelancer, viết lách luôn là lựa chọn hàng đầu khi tham gia ngành nghề này. Tuy nhiên, nếu bạn chưa hình dung được những gì mình sẽ cần làm, có thể bạn sẽ không nhận ra có bao nhiêu loại công việc viết bài tự do khác nhau, bao gồm từ copywriting, viết blog cho các kênh truyền thông xã hội, viết bài PR sản phẩm, mỗi công việc có đặc thù và kinh nghiệm viết lách khác nhau.
2. Chỉnh sửa nội dung và biên soạn lỗi – editor freelancer
Chỉnh sửa tập trung vào nội dung tài liệu một cách tổng thể và kiểm tra câu từ cho trôi chảy, rõ ràng và cấu trúc câu được phù hợp. Một biên tập viên giỏi sẽ có thể đưa ra các khuyến nghị làm thế nào để cải thiện tính dễ đọc trên tổng thể của một tài liệu (đông thời cũng kiểm tra lỗi ngữ pháp và chính tả). Biên soạn lỗi là bước cuối cùng của việc xem xét một tài liệu. Biên tập viên phải đọc đi đọc lại để đảm bảo rằng không có lỗi chính tả hay ngữ pháp nào tồn tại trong nội dung bài viết.
3. Nghề tiếp thị và PR – marketing freelancer
Nếu bạn có điện thoại và một kết nối internet ổn định để tổ chức một cuộc họp Skype, bạn có thể làm tiếp thị hoặc PR công việc của bạn chính từ sự thoải mái tại nhà của bạn, chỉ cần vài thao tác chuẩn bị tham dự các cuộc họp thường xuyên.
4. Nghề freelancer dịch thuật
Các công việc dịch thuật thường có nhiều loại: y tế, pháp lý và nghiên cứu thị trường… công việc này đòi hỏi ít nhất là hiểu biết về kiến thức và cần phải thực hành nhiều với ngôn ngữ kỹ thuật chuyên ngành của lĩnh vực này. Hầu hết, công việc dịch thuật thường được thực hiện bởi cơ quan, công việc yêu cầu từ bạn là phải kiểm tra, đánh máy và sau đó sắp xếp lại nội dung khi cần.
5. Nhập dữ liệu – data entry freelancer
Nếu bạn có thể gõ 60 từ một phút hoặc nhiều hơn và mong muốn công việc lặp đi lặp lại không đòi hỏi phải suy nghĩ hay sử dụng trí não nhiều, công việc nhập dữ liệu có thể phù hợp với bạn. Nhập dữ liệu là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong nhiều ngành nghề, bao gồm xử lý dữ liệu điện tử, đánh máy, xử lý văn bản, dịch giả, trình biên dịch, công việc này có thể được thực hiện từ nhiều địa điểm khác nhau nhưng công việc nhập dữ liệu từ nhà có thể khá khác với những công việc được thực hiện trong văn phòng.
6. Nghề dạy kèm trực tuyến – tutoring jobs online
Tutoring jobs online là công việc dạy các học sinh tiểu học, trung học hoặc cao đẳng trên nhiều môn học, thông qua internet. Hầu hết các công ty sẽ cần kinh nghiệm giảng dạy trong chủ đề bạn muốn dạy kèm kèm theo bằng cấp. Nhiều vị trí dạy kèm trực tuyến yêu cầu chứng nhận giảng dạy và kinh nghiệm đứng lớp, nhưng một số vị trí chỉ yêu cầu một mức độ vài năm về kiến thức môn học và một số thậm chí không cần văn bằng đại học.
7. Freelancer thiết kế website
Một công việc freelancer thông dụng hiện nay đó là thiết kế website. Nếu bạn giỏi về lập trình web, thiết kế website nhưng không muốn làm việc tại các công ty thì có thể tự làm việc ở nhà. Bạn có thể đăng dịch vụ thiết kế website của mình lên các trang freelancer trong nước và quốc tế. Ưu điểm của nghề thiết kế website là bạn có thể làm web cho khách hàng trong và ngoài nước, tất nhiên bạn cần phải giỏi tiến Anh để có thể trao đổi thông tin các yêu cầu của khách hàng.
Công việc freelancer phổ biến hiện nay gồm những việc gì? Khó khăn gì khi làm công việc freelancer? (Hình từ Internet)
Khó khăn gì khi làm công việc freelancer?
Những khó khăn khi làm công việc freelancer như sau:
- Đòi hỏi kỷ luật và tự giác cao: Do công việc tự do và không bị giám sát bởi một ai nên freelance rất dễ bị mất tập trung. Một freelancer chuyên nghiệp cần phải có tính kỷ luật cũng như tự giác cao trong công việc, biết quản lý công việc và hoàn thành đúng hạn.
- Thu nhập hấp dẫn nhưng không ổn định: Vì là công việc tự do và cần hoàn thành gấp, thế nên thu nhập của freelancer khá hấp dẫn so với những nhân viên cùng vị trí trong công ty. Tuy nhiên lương sẽ chỉ chuyển về khi dự án hoàn thành, do đó mà thu nhập của bạn cũng sẽ không ổn định. Và vì nhận lương cố định hàng tháng như nhân viên chính thức, freelancer buộc phải liên tục tìm kiếm công việc để nguồn lương được linh động.
- Công việc dễ thì mức độ cạnh tranh lớn: Dù là hình thức làm việc còn mới tại Việt Nam, song thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều freelancer với đủ mọi lứa tuổi. Bên cạnh đó, có rất nhiều công việc dễ kiếm tiền và nhiều freelancer dễ chịu trong việc thỏa thuận lương. Vì vậy, thị trường cạnh tranh rất lớn và yêu cầu bạn phải luôn trau dồi cho bản thân cùng với kinh nghiệm làm việc.
- Rủi ro về sức khỏe và chế độ phúc lợi: Không là nhân viên chính thức thuộc một công ty hay tổ chức nào, vì vậy freelancer sẽ không được hưởng các chế độ phúc lợi từ công ty. Do đó mà những vấn đề về sức khỏe cũng sẽ không được đảm bảo.
- Có thể gặp lừa đảo nếu không cẩn thận: Đa phần công việc của freelancer sẽ được trao đổi dựa trên hình thức online, và không cần phải gặp mặt trực tiếp khách. Thậm chí, một vài công việc ngắn hạn sẽ không có ký kết hợp đồng, thay vào đó là thỏa thuận miệng giữa hai bên với nhau. Thế nên nguy cơ bị lừa đảo trong trường hợp trên là rất cao.
Vì vậy trước khi làm việc, freelancer cần tìm hiểu kỹ càng và có những thỏa thuận rõ ràng, minh bạch cho công việc.
Phạm Đại Phước