Công việc freelancer có ưu, nhược điểm gì? Cần chuẩn bị gì để làm tốt công việc freelancer?
Công việc freelancer có ưu, nhược điểm gì?
Công việc freelancer có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
1. Ưu điểm của công việc freelancer
Tự do và linh hoạt
Thay vì phải ngồi 8 tiếng hoặc hơn thế nữa tại văn phòng công ty thì địa điểm làm việc cùng như thời gian làm việc của các Freelancer rất linh động. Đó có thể là ở nhà, quán cafe,… hay thậm chí là khoảng thời gian nghỉ ngơi tranh thủ giữa các tiết học. Nếu công việc đó không đúng chuyên môn hoặc bạn cảm thấy không hài lòng với số tiền lương hay với chủ doanh nghiệp, bạn hoàn toàn có thể từ chối hay chấm dứt hợp tác mà không có bất cứ một sự ràng buộc nào.
Cải thiện kỹ năng
Các Freelancer có thể tiếp xúc với nhiều dự án khác nhau. Từ đó họ sẽ được thực hành nhiều và có nhiều phương thức làm việc tối ưu nhất. Thêm vào đó, việc làm Freelancer cũng sẽ giúp bạn nâng cao một số kỹ năng như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng tiếp nhận và giải quyết vấn đề, kỹ năng quản lý thời gian,…
Đa dạng trải nghiệm
Thay vì chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định, các Freelancer có thể thử sức mình ở những lĩnh vực khác nhau. Thông qua đó, họ cũng có thể mở rộng kiến thức cũng như chuyên môn nhất định cho bản thân. Ngoài ra, việc trải nghiệm đó cũng phân nào đó giúp bạn tìm ra hướng đi yêu thích của bản thân trong tương lai.
Mở rộng các mối quan hệ
Với vai trò là một Freelancer, bạn sẽ có cơ hội gặp gỡ với nhiều người khác nhau ở đa dạng các lĩnh vực. Khi đó, bạn sẽ có cơ hội làm quen cũng như kết giao hảo với họ, tạo mối quan hệ tốt đẹp sẽ góp phần mở rộng những cơ hội phát triển hơn trong tương lai.
2. Nhược điểm của công việc freelancer
Yêu cầu tính kỷ luật, tự giác cao
Dù tính chất của freelancer là không bắt buộc về mặt thời gian hay địa điểm làm nhưng vấn đề nhất định không thể thiếu chính là sự tự giác và kỷ luật cao. Luôn phải chủ động tìm hiểu, tìm kiếm thông tin, tin tức phục vụ cho công việc.
Không có tính tự giác thì bạn sẽ gặp một thử thách đó là sự trì trệ và rất mất nhiều thời gian để hoàn thành được công việc. Bạn có thể kéo dài sự trì trệ 1 2 lần nhưng không thể kéo dài mãi, nếu cứ đà đó đối tác sẽ dần mất kiên nhẫn với bạn và cuối cùng là đưa ra ngừng hợp tác.
Tính cạnh tranh cao
Vốn điều kiện để dùng hình thức freelancer này rất dễ sử dụng và tiếp cận và đương nhiên song song với đó sẽ có rất nhiều người dùng hình thức đó. Vì thế bạn cũng sẽ cạnh tranh với nhiều đối thủ hơn.
Để cạnh tranh được tốt bạn phải trang bị sẵn những hành trang tự tin hợp tác và loại bỏ được đối thủ. Nếu bạn không chủ động trau dồi kiến thức thì bạn sẽ tụt khỏi đường đua, càng cạnh tranh nhiều thì môi trường kiến thức càng ngày mở rộng.
Không được bảo vệ bởi doanh nghiệp
Nếu bạn làm cho doanh nghiệp, khi có trường hợp bùng lương rất thấp nhưng với hình thức freelancer thì khả năng đó sẽ tăng lên rất nhiều và bạn muốn giao tranh để đòi lại được thì khó mà thắng. Vì thế khi tìm kiếm đối tác cần phải kỹ lưỡng chặt chẽ giữ vững quan điểm để tránh mất mát.
Công việc freelancer có ưu, nhược điểm gì? Cần chuẩn bị gì để làm tốt công việc freelancer? (Hình từ Internet)
Cần chuẩn bị gì để làm tốt công việc freelancer?
Một số việc cần chuẩn vị để làm tốt công việc freelancer gồm:
1. Xác định rõ chuyên môn
Bạn phải nói rõ ràng và nhất quán cụ thể một công việc. Từ facebook đến blog, cả trong cuộc sống thật. Bạn nên có một cách đặc biệt nào đó khiến người ta nhớ đến công việc của bạn càng tốt. Hãy để lại một điểm đặc biệt để người ta thật sự nghĩ đến bạn mỗi khi có dịp cần.
2. Có một nickname dễ nhớ
Cái này gần như là tạo dựng thương hiệu. Nickname cần dễ phát âm, có ý nghĩa nữa thì càng tốt.
3. Tạo dựng một tính từ đặc trưng về công việc
Tính từ ở đây là điểm nổi trội nhất khi nhắc đến công việc, cách làm việc của bạn. Có thể là tư vấn tận tâm, life-style thú vị, chu đáo trong công việc… Bất kể là gì cũng được. Miễn là tính từ tích cực.
4. Xây dựng một thương hiệu trên diễn đàn, website, mạng xã hội
Có thể đăng các topic trên các diễn đàn.
Đăng các bài viết hướng dẫn một vài thủ thuật mà bạn biết.
Đăng clip công việc hoặc đời thường trên nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Tiktok...
5. Làm việc một cách chuyên nghiệp
Bạn cần một mail giới thiệu đầy đủ, lịch sự, ngắn gọn. Chữ ký mail cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ, tra cứu portfolio, thông tin liên lạc… một cách lịch sự.
Bạn cần một form báo giá chi tiết. Có người gửi người nhận, công việc, ngày giờ. Bạn có thể tham khảo “Estimate form” trên mạng. Nên có thêm quy trình thanh toán rõ ràng các cột mốc và con số nếu được.
Nếu công việc đặc thù cần tư vấn nhiều. Bạn hãy soạn một khung câu hỏi, cách tư vấn cho khách hàng. Hãy gạch đầu dòng trước những câu hỏi mình sẽ hỏi. Gọi là thu thập brief. Hãy bổ sung file thu thập này qua từng công việc. Bạn sẽ trở thành một tư vấn viên kinh nghiệm. Khách hàng chưa hỏi bạn sẽ biết luôn cái họ cần.
Bạn cần một bảng tóm tắt lại nội dung công việc nếu công việc có nhiều điều khoản phức tạp. Rõ ràng thời gian, thời lượng, phương án hoàn thành công việc, deadline, giao file gì? định dạng nào? Giao như thế nào? Giao cái này cho khách hàng đọc và chờ họ duyệt hoặc chỉnh sửa.
Bạn cần một timeline làm việc cụ thể. Làm gì, làm lúc nào, liên hệ ai, địa điểm nơi chốn ghi vào hết. Gửi file timeline cho khách hàng để họ duyệt.
Phạm Đại Phước