Bật mí một số cách Take note hiệu quả trong công việc cho dân công sở?
Take note là gì?
Take note (hay còn được gọi là Note - Taking) là cụm từ tiếng Anh mang ý nghĩa là chú ý đến, ghi chép hoặc lưu ý đối với thông tin, ý tưởng hoặc chi tiết cụ thể. Có thể thấy, take note mang nghĩa khá rộng, thường được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, như bài giảng, cuộc họp, đọc sách, học tập,…
Đối với dân công sở, việc take note hiệu quả có thể mang lại những lợi ích sau đây:
+ Take note giúp bạn tăng khả năng tập trung, chắt lọc và tổ chức thông tin khi tham gia các cuộc họp, thảo luận hay bài thuyết trình.
+ Take note giúp bạn ghi nhớ và hiểu rõ hơn những kiến thức, khái niệm hay ý tưởng quan trọng trong công việc.
+ Take note giúp bạn xây dựng kiến thức cá nhân và rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bày tỏ ý kiến và nhận phản hồi.
+ Take note giúp bạn theo dõi tiến trình và mục tiêu của công việc, cũng như lưu trữ kiến thức dễ dàng.
+ Bạn sẽ không cần ghi chép dài dòng, tránh mất thời gian.
+ Khi tham gia vào những buổi thảo luận, việc Take note giúp bạn trình bày ý kiến rõ ràng và có logic hơn. Bạn có thể dựa vào những ghi chú để tạo ra lập luận mạch lạc, phản biện thuyết phục hơn.
- Sử dụng cách Take note hiệu quả ngoài mang đến những lợi ích còn có những khó khăn khi thực hiện:
+ Sẽ rất khó thay đổi thói quen bởi đa số dân công sở đã bị ảnh hưởng bởi thói quen có từ trước.
+ Việc ghi chép sẽ gặp khó khăn khi tốc độ nói nhanh hơn tốc độ viết.
+ Hơn nữa, khi Take note bạn phải sử dụng ngôn ngữ của bản thân nên cần phải có thời gian suy nghĩ.
+ Không ít trường hợp hiểu sai ý của người nói khi viết lại.
Bật mí một số cách Take note hiệu quả trong công việc cho dân công sở? (Hình từ Internet)
Bật mí một số cách take note hiệu quả trong công việc cho dân công sở?
Dưới đây là một số cách Take note hiệu quả trong công việc cho dân công sở:
- Phương pháp Take note dạng Cornell, đây là cách ghi chép nội dung bài giảng, bài thuyết trình hay cuộc họp thành bản tóm tắt ngắn gọn và dễ hiểu. Bạn chỉ cần chia trang giấy thành 3 phần: phần bên trái để viết từ khóa hoặc câu hỏi, phần bên phải để tóm tắt nội dung và phần dưới cùng để highlight những điểm chính.
- Phương pháp Take note dạng Mapping: Đây là cách vẽ bản đồ tư duy để tìm mối liên hệ giữa các chủ đề với nhau.
- Phương pháp Take note dạng Outling: Đây là cách viết dàn ý cho nội dung có nhiều ý chính và chi tiết. Bạn chỉ cần sử dụng các ký hiệu như số, chữ cái hay dấu gạch để phân cấp các ý theo thứ tự quan trọng.
- Phương pháp Take note dạng The Charting: Đây là một phương pháp lý tưởng cho các ghi chú liên quan đến rất nhiều thông tin dưới dạng sự kiện và số liệu thống kê, cần phải học thuộc lòng. Thông tin sẽ được sắp xếp theo nhiều cột, tương tự như bảng hoặc bảng tính. Mỗi cột đại diện cho một danh mục duy nhất làm cho các hàng dễ dàng so sánh.
Các app Take note được ưa chuộng dành cho dân công sở?
- Evernote: Đây là một app ghi chú đa năng dành cho máy tính và các thiết bị di động. Bạn có thể ghi chú văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, web clip và nhiều hơn nữa. Bạn cũng có thể tổ chức, tìm kiếm và đồng bộ ghi chú của bạn trên nhiều thiết bị.
- Microsoft OneNote: Đây là phần mềm ghi chú nổi bật của Microsoft, được tích hợp trong bộ Microsoft Office. Bạn có thể ghi chú theo kiểu tự do, vẽ, chèn các đối tượng như bảng, biểu đồ, hình ảnh và âm thanh. Bạn cũng có thể phân loại ghi chú theo sổ tay, phần và trang.
- Notion: Đây là một nền tảng ghi chú và quản lý thông tin đa chức năng. Bạn có thể tạo các loại ghi chú khác nhau như văn bản, danh sách, bảng, lịch, wiki và nhiều hơn nữa. Bạn cũng có thể liên kết các ghi chú với nhau và tùy biến giao diện theo ý thích.
- Simplenote: Đây là một app ghi chú đơn giản và nhẹ nhàng. Bạn chỉ có thể ghi chú văn bản thuần túy, không có hình ảnh hay định dạng. Bạn cũng có thể sử dụng các thẻ để phân loại ghi chú và tìm kiếm nhanh.
- Bear: Đây là một app ghi chú dành cho người dùng Apple. Bạn có thể ghi chú văn bản với định dạng Markdown, chèn các đối tượng như hình ảnh, liên kết và mã. Bạn cũng có thể sử dụng các hashtag để phân loại ghi chú và xuất ra các định dạng khác nhau.
Phan Thị Huyền Trân