Cách viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2 như thế nào? Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững học sinh trong lớp về những mặt nào?
Cách viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2 như thế nào?
Bản kiểm điểm cá nhân dành cho học sinh có thể được hiểu đơn giản là một văn bản do cá nhân tự viết ra để đánh giá bản thân về những ưu điểm, khuyết điểm, hành vi vi phạm (nếu có) và đề ra phương hướng phấn đấu trong học tập, rèn luyện trong một khoảng thời gian nhất định.
Học sinh phải viết bản kiểm điểm cá nhân trong hai trường hợp chính như:
(1) Vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.
(2) Cuối mỗi học kỳ hoặc năm học:
- Nhằm mục đích giúp học sinh nhìn nhận lại bản thân, điểm lại những ưu điểm, khuyết điểm trong học tập và rèn luyện. Từ đó, học sinh có thể rút ra kinh nghiệm và đề ra kế hoạch phấn đấu cho học kỳ hoặc năm học tiếp theo.
Ngoài ra, nhà trường cũng có thể yêu cầu học sinh viết bản kiểm điểm cá nhân trong một số trường hợp khác như:
- Khi học sinh có hành vi sai trái nhưng chưa đến mức phải vi phạm kỷ luật.
- Khi học sinh có khó khăn trong học tập hoặc rèn luyện cần được nhà trường giúp đỡ.
Lưu ý:
- Mỗi trường học có thể có quy định khác nhau về việc học sinh phải viết bản kiểm điểm cá nhân khi nào.
- Học sinh cần viết bản kiểm điểm cá nhân một cách trung thực và có thái độ cầu tiến.
Có thể tham khảo bản kiểm điểm học sinh cấp 2 và cách viết sau đây:
Mẫu bản kiểm điểm học sinh cấp 2: TẢI VỀ
Hướng dẫn cách viết:
Mục Ngày ... tháng ... năm: Ghi địa điểm và ngày tháng viết đơn.
- Mục Kính gửi:
+ Mục Ban giám hiệu trường: Ghi tên của trường đang theo học.
+ Mục Giáo viên chủ nhiệm: Ghi tên lớp đang học hiện tại.
- Mục Em tên là..... Lớp… Năm học: Ghi tên đầy đủ, lớp đang theo học và năm học.
- Mục Trường: Ghi tên trường bạn đang theo học.
- Mục Nơi ở: Địa chỉ nơi bạn sinh sống và hoạt động.
- Mục Hành vi vi phạm: Mô tả chi tiết nội dung vi phạm và lý do, ví dụ như vi phạm nội quy về việc không học bài cũ trước khi đến lớp nhiều lần....
- Mục Nội quy nhà trường: Ghi rõ vi phạm điều lệ mấy của trường và tên trường bạn đang học.
- Học sinh viết bản kiểm điểm kí tên kèm chữ ký phụ huynh.
Cách viết bản kiểm điểm học sinh cấp 2 như thế nào? Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững học sinh trong lớp về những mặt nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững học sinh trong lớp về những mặt nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT quy định như sau:
Nhiệm vụ của giáo viên làm chủ nhiệm lớp
Ngoài các nhiệm vụ đối với giáo viên quy định tại Điều 3 của Quy định này, giáo viên làm chủ nhiệm lớp còn có những nhiệm vụ sau:
1. Tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp;
2. Phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên bộ môn, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, các đoàn thể và các tổ chức xã hội khác có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
3. Nhận xét, đánh giá xếp loại học sinh cuối kỳ và cuối năm học, đề nghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớp, danh sách học sinh phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ở lại lớp, hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm và học bạ học sinh;
4. Tham gia hướng dẫn hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục và rèn luyện học sinh do nhà trường tổ chức;
5. Báo cáo thường kì hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng.
Theo đó, giáo viên chủ nhiệm lớp có nhiệm vụ phải tìm hiểu và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt nhằm để có biện pháp tổ chức giáo dục sát với đối tượng nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của từng học sinh và của cả lớp.
Giáo viên chủ nhiệm được giảm định mức bao nhiêu tiết?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) quy định:
Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
1. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần.
2. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú được giảm 4 tiết/tuần. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật được giảm 3 tiết/tuần.
2a. Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
3. Giáo viên kiêm phụ trách phòng học bộ môn được giảm 3 tiết/môn/tuần.
4. Giáo viên kiêm nhiệm phụ trách công tác văn nghệ, thể dục toàn trường, phụ trách vườn trường, xưởng trường, phòng thiết bị, thư viện (nếu các công tác này chưa có cán bộ chuyên trách) được tính giảm từ 2 - 3 tiết/tuần tùy khối lượng công việc và do hiệu trưởng quyết định.
5. Tổ trưởng bộ môn được giảm 3 tiết/tuần.
5a. Tổ phó chuyên môn được giảm 1 tiết/tuần.
5b. Giáo viên kiêm trưởng phòng chức năng trường dự bị đại học được giảm 3 tiết/tuần.
Theo đó giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm định mức tiết dạy như sau:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học: được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông: được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông: được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường chuyên, trường bán trú: được giảm 4 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: được giảm 3 tiết/tuần.
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường dự bị đại học: được giảm 3 tiết/tuần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Ngày 4 12 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
- 3 12 là ngày gì trong tình yêu? Ngày này là ngày nghỉ làm của người lao động đúng không?
- 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không? Đây có phải ngày nghỉ lễ của Việt Nam hay không?
- Chi tiết lương hưu tháng 12 năm 2024 thực nhận trên mức tăng 15% là bao nhiêu?